Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong truyện ngắn Cố hương
Đề: Sau khi học xong truyện ngắn cố hương của Lỗ Tân, em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhuận Thổ. - Nội dung: về nhân vật Nhuận Thổ. - Thao tác: phân tích nhân vật. - Tư liệu: truyện ngắn cố hương (Quê cũ). II - Xây dựng dàn ý chỉ tiết 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm cố hương và nhân ...
Đề: Sau khi học xong truyện ngắn cố hương của Lỗ Tân, em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhuận Thổ. - Nội dung: về nhân vật Nhuận Thổ. - Thao tác: phân tích nhân vật. - Tư liệu: truyện ngắn cố hương (Quê cũ). II - Xây dựng dàn ý chỉ tiết 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm cố hương và nhân vật Nhuận Thổ. 2. Thân bài: - Tâm trạng nhà văn khi trở về quê cũ: thấy cảnh tiêu điều, tàn tạ của quê hương, khác xa so với quê hương trong kí ức đẹp đẽ của nhà văn. ...
Đề: Sau khi học xong truyện ngắn cố hương của Lỗ Tân, em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhuận Thổ.
- Nội dung: về nhân vật Nhuận Thổ.
- Thao tác: phân tích nhân vật.
- Tư liệu: truyện ngắn cố hương (Quê cũ).
II - Xây dựng dàn ý chỉ tiết
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Lỗ Tấn, tác phẩm cố hương và nhân vật Nhuận Thổ.
2. Thân bài:
- Tâm trạng nhà văn khi trở về quê cũ: thấy cảnh tiêu điều, tàn tạ của quê hương, khác xa so với quê hương trong kí ức đẹp đẽ của nhà văn.
- Sự tàn tạ của quê hương được thể hiện qua sự thay đổi của Nhuận Thổ.
+ Sự thay đổi ở ngoại hình: Nhuận Thổ xưa và nay.
+ Sự thay đổi ở tính cách: nhừng hành vi, lời nói thể hiện sự thay đổi của Nhuận Thổ.
- Nguyên nhân của sự thay đổi đó: xã hội phong kiến bất công, thôi nát đã bóp méo bản chất con người.
- Giá trị tố cáo của tác phẩm và ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn đề cập.
3. Kết bài: Khái quát nội dung và nghệ thuật, nêu tư tưởng của nhà văn qua nhân vật Nhuận Thổ. Có thể nêu cảm xúc của em trước nhân vật này.
III. Tự sửa lỗi
HS đọc lại bài văn và tự sửa lỗi.
Bài làm
“Cố hương” là một truyện ngắn tiêu biểu trong những truyện ngắn xuất sắc của Lỗ Tấn về nông thôn Trung Quốc. Câu chuyện là kí ức về miền quê yêu dấu của tác giả, Trong một chuyến vê quê, ông nhận thấy làng quê, người thân và bạn bè đều đổi khác. Nhuận Thổ – người bạn niên thiếu là nhân vật có nhiều biến đổi rõ nhất khiến tác giả rất đỗi ngạc nhiên.: “Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi”
Đúng vậy. Nhuận Thổ đã thay đổi rất nhiều. Nhuận Thổ trong kí ức là mội cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi. Còn Nhuận Thổ bây giờ là một nông dân thực thụ, đông con, làm lụng vất vả, người co ro cúm rúm. Trong thời trước Nhuận Thổ là một cậu bé đẹp, khỏe mạnh, hoạt bát, lanh lợi. Mười tuổi, chú bé có “khuôn mặt tròn trĩnh. nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Tuy ít tuổi, nhưng sống cuộc sống của làng quê, Nhuận Thổ tháo vát và hiểu biết rất nhiều điều. Nhuận Thổ biết cách bẫy chim khi tuyết xuống “quét lấy mội khoảng đất trống, dùng một cái que ngắn chống một cái long lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh. Nhuận Thổ hiểu rất nhiều các loại sò khác nhau, nào sò “mặt quỷ”, sò tay Phật”. Nhuận Thổ giúp bố đi canh dưa, đuổi lợn rừng, nhím, tra… Tấn phải thốt lên đầy khâm phục: “Trời! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết”. Dường như lúc nào người đọc cũng bắt găp ở Nhuận Thổ vẻ hào hứng, sự am hiểu cũng như tính sôi nổi, hổn nhiên. Hình ảnh Nhuận Thổ cổ đeo vòng bạc. tay lăm lăm chiếc đinh ba đang cố sức đâm theo một con “tra” giữa ruộng dưa trong một đêm trăng tuyệt đẹp in sâu trong tâm trí tác giả. Một chú bé khỏe mạnh, tháo vát. đáng yêu như Nhuận Thổ chắc sẽ có một tương lai tươi sáng.
Nhưng cuộc đời cậu lại trái ngược với những hứa hẹn đó. Sau những năm tháng cách xa, chú bé Nhuận Thổ mặt tròn, da ngăm giờ đây không còn nữa. Thay vào đó là hình ảnh một người đàn ông khuôn mặt vàng xạm vì sương gió. một con người chậm chạp, nặng nề và đờ đẫn. Những nét khỏe mạnh, đẹp đẽ trước đều được thay bằng những nét là lạ. hằn sâu vất vả. ”Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên “. Mũ lông chiên ngày xưa lành lặn, xinh xắn thì nay “anh đội một cúi mũ lông chiên rách tươm”. Trước kia anh ăn mặc gọn ghẽ, tư thế hiên ngang thì bây giờ đây anh “mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm”. Tác giả tiếp tục so sánh những nét thay đổi mà trở nên “vừa thô kệch, vừa nặng lề nứt nẻ như vỏ cây thông”.
Nhuận Thổ đã thay đổi rất nhiều vì thế mới “không phải là Nhuận Thổ trong kí ức” của nhân vật Tấn. Không chỉ thay đổi bên ngoài mà tâm hồn của Nhuận Thổ cũng thay đổi quá nhiều. Trước kia Nhuận Thổ hổn nhiên mạnh dạn thì nay anh rụt rè, e ngại. Được gặp lại bạn. anh rất vui mừng, rất muốn được vô tư nói chuyện cười đùa như ngày xưa. Nhưng có một cái hố đã ngăn cách hai người. Đó chính là sự phân biệt địa vị xã hội. Họ đã xa cách nhau quá nhiều, đã thành người trên kẻ dưới. Người bạn ấu thơ nay trở thành người trí thức ở tầng lớp khác tầng lớp “quan lại” có địa vị trong xã hội. Vì lí do đó mà anh thấy cần thay đổi cách xưng hô: “Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng không nói ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch: Bẩm ông”. Không phải là anh khách khí. Trước thực tế phũ phàng, Nhuận Thổ không thể vô tư như khi còn nhỏ dại. ở đây người đọc thấy rõ vẻ mặt đầy mệt mỏi, cam chịu số phận của Nhuận Thổ. Trong cả cuộc nói chuyện, anh chỉ “bẩm” với “thưa”. Anh chỉ biết lắc đầu chán nản khi nói về nỗi khổ bấy lâu nay. Anh không dám nói nhiều, khi không được hỏi anh chỉ còn biết trầm ngâm hút thuốc. Cuộc sống quá khổ cực ở một miền quê biển không chỉ khiến anh tiều tụy ghê gớm mà còn thay đổi cả tinh thần. ý nghĩ của anh. “anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi”.
Tuy có nhiều nét thay đổi lớn nhưng Nhuận Thổ vẫn là một nông dân thuần phác, tốt bụng. Dường như vẫn còn mội chút gì đó của hình ảnh cậu bé năm nào đọng lại trong anh. Vẫn như ngày nào anh đội mũ lông chiên (có phải năm tháng đã làm cho nó rách bươm?), anh không khách khí. vui vẻ tự mình xuống bếp rang cơm ăn. Và đặc biệt hơn cả anh vẫn dành tình cảm chân thành với gia đình Tấn. Anh gọi con đến chào, anh tặng quà cho bạn: món đậu xanh phơi khô “cây nhà lá vườn”. Vẫn biết tình thế và địa vị có thay đổi, nhưng tình cảm của anh với gia đình Tấn vẫn chân thành không đổi khác. Nhà văn Lỗ Tấn đã dành cho Nhuận Thổ tất cả những tình cảm yêu mến và thương xót của mình, đã thể hiện một cách sống động, chân thực và khắc khổ về anh. Nhuận Thổ là hình ảnh tiêu biểu cho những người nông dân đang phải sống bần cùng dưới sự áp bức bóc lột dã man của chế độ phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ. Anh sống khốn khổ nhưng rất chân tình với bạn bè khiến ai cũng thương cảm.