Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" bài số 3 - 10 Bài văn phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" của Nguyễn Du
Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều thể hiện nhân vật Mã Giám Sinh là một nhân vật mua phấn bán hương, buôn bán người trên thân thể phụ nữ để kiếm tiền. Đoạn thơ được miêu tả chi tiết sống động như thời xưa, thể hiện bút pháp nghệ thuật tài tình của thiên tài ngôn ngữ ...
Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều thể hiện nhân vật Mã Giám Sinh là một nhân vật mua phấn bán hương, buôn bán người trên thân thể phụ nữ để kiếm tiền.
Đoạn thơ được miêu tả chi tiết sống động như thời xưa, thể hiện bút pháp nghệ thuật tài tình của thiên tài ngôn ngữ Nguyễn Du. Tác giả Nguyễn Du đã vô cùng tinh tế thể hiện sự đặc sắc trong miêu tả con người, từ vẻ ngoài tới tính tình bên trong. Người khách tới mua Thúy Kiều là một người khách từ phương xa tới được bà mối đưa vào để vấn danh thể hiện tên tuổi của mình. Xin cưới Vương Thúy Kiều một cách đường đường chính chính, một cách trang trọng, uy nghi.
Nhưng sự thật thì có phải Mã Giám Sinh thật sự muốn lấy vợ hay chỉ là một trò bịp bợm giả vờ, lừa đảo chứ thực chất chỉ là một kẻ buôn phấn bán hương, lợi dụng thân xác phụ nữ để kinh doanh mưu lợi bất chính.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Người khách kia tự giới thiệu mình là người có học, là một kẻ sĩ của trường Quốc Tử Giám chỉ nói họ nhưng không xưng tên, không nói rõ, vẻ ngoài của anh ta luôn tỏ ra là một người quý tộc, quê quán của hắn ở huyện Thanh Lâm. Hai chữ “rằng” nối tiếp thể hiện thái độ vô cùng cao ngạo, kiêu kỳ coi thiên hạ bằng nửa con mắt, có thể một tay che trời. Khẩu ngữ đối đáp của người khách lạ kia vừa hợm hĩnh thô bạo, thiếu lịch sự, khiếm nhã vô cùng.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Trong tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du người ta tỏ rõ nguồn gốc viễn khách kia Mã Giám Sinh với mụ Tú Bà thực chất chỉ là người buôn bán dẫn khách, buôn thịt bán người kiếm tiền mà thôi. Hắn tự xưng mình là kẻ sĩ của trường Quốc Tử Giám là một trường nho sĩ vô cùng tên tuổi của Trung Quốc. Thực chất hắn chỉ là kẻ khoe khoang, bịp bợm, hợm hĩnh mà thôi.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trong hai câu thơ này thể hiện một diện mạo vô cùng dung tục của một kẻ tầm thương, cái bảnh bao bên ngoài chỉ thể hiện qua bộ quần áo thể hiện một tính cách giả dối. Hình ảnh mày râu nhẵn nhụi thể hiện nét giả dối châm biếm của tác giả Nguyễn Du dành cho nhân vật này, thể hiện ra hắn là con người chải chuốt nhưng không đáng tin, hắn giấu diếm một điều gì đó.
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang,
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Tác giả Nguyễn Du thể hiện lối viết cái lối ngồi tót thể hiện hành động vô cùng hợm hĩnh của những người buôn thịt bán người, những kẻ lấy thân thể của người phụ nữ làm nguồn kinh doanh lợi nhuận. Từ “sỗ sàng” của Nguyễn Du thể hiện sự thiếu lịch sự, thiếu nhân cách, thiếu tự trọng của những kẻ ít học luôn coi mình là nhất.
Qua hành động này người đọc có thể thấy rằng Mã Giám Sinh dần dần lộ rõ bộ mặt thật của mình là kẻ lõi đời, thiếu học thức chỉ là kẻ quanh năm buôn bán thân xác phụ nữ mà thôi, chứ không phải là người học ở trong Quốc Tử Giám như hắn giới thiệu:
Đắn đo cân sức cân tài,
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ.
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.
Trong cảnh Mã Giám Sinh mua Thúy Kiều đã thể hiện cái tài của Nguyễn Du và lòng nhân văn cao thượng của tác giả. Thông qua nhân vật Mã Giám Sinh nhà thơ Nguyễn Du muốn tố cáo lên án xã hội cũ khi để những nhà chứa, kỹ viện, thanh lâu hoạt động một cách công khai, là chốn mua vui cho người có tiền và quan công, vua chúa. Thể hiện thân phận nhỏ bé của người phụ nữ khi sống trong xã hội cũ. Tài sắc của người phụ nữ trở thành một món hàng kiếm lợi nhuận cho những kẻ buôn người kiếm tiền phi pháp.
Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật hiện thực lựa chọn nhiều chi tiết đặc sắc đắt giá, dáng vẻ cử chỉ ngôn ngữ khi tìm cách buôn bán người phụ nữ để khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh. Một kẻ phong tình, giả dối, một người buôn người chính hiệu.
Hình ảnh nhân vật Mã Giám Sinh trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một điển hình cho bọn buôn người trong xã hội phong kiến, thông qua đoạn trích này tác giả muốn tố cáo tội ác của xã hội phong kiến.