Phân tích nhân vật Hộ để làm rõ tính bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám, Trong vườn hoa văn học Việt Nam giai đoạn...
Đọc thêm: Đời Thừa – Nam Cao – Phân tích nhân vật Hộ để làm rõ tính bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám. Trong vườn hoa văn học Việt Nam giai đoạn từ 1930-1945 rực dỡ đã nổi bật lên một đóa hoa ngào ngạt sắc hương mang tên Nam Cao. Bằng ngòi bút đậm chất nhân văn và nhân đạo ...
Hộ nghèo với tinh thần yêu nghệ thuật (nt) nồng nàn nhưng lại bị giằng xé nội tâm một cách đau đớn. Cùng giở lại những trang sách, nhìn lại những nhân vật Hộ đáng thương để hiểu hơn tấn bi kịch của anh và cũng chính tấn bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám. Nhà văn Hộ sống quằn quại, đau khổ trước sự nghiệp dở dang vì nỗi lo cơm áo gạo tiền. Anh mong muốn đem ánh sáng vào nghệ thuật bằng chính trái tim đầy nhiệt huyết nhưng cuối cùng phải sống trong bóng tối vô danh, một cuộc sống ê chề, thừa thải, chán ngấy.
Đã bao lần anh muốn bứt khỏi cuộc sống đời thường để cống hiến cho văn chương nhưng cũng bấy nhiêu lần anh thất bại cũng như đối với gia đình anh không thể quay lưng với vợ hiền con thơ. Tấn bi kịch nội tâm của Hộ cũng là những trí thức đương thời. Hộ muốn sống vì nghệ thuật, sống cho nghệ thuật nhưng chỉ vì những lo lắng về vật chất đã ghì sát đất khiến anh bị giằng xé đau đớn đến quyết liệt, hủy đi khát khao văn chương và tình yêu thương con người , thế nhưng anh vẫn cố gắng giữ lối sống, lẽ sống nhân đao của mình. Bi kịch của Hộ trước hết là bi kịch văn chương. Anh ôm ấp hoài bão về sự nghiệp, đối với anh “nghệ thuật là tất cả”. Anh khinh thường những tủn mủn về vật chất: “ đói rét không có nghĩa gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng”. Anh luôn mơ ước về một tác phẩm để đời “phải làm mờ hết những tác phẩm cùng ra một thời”. Anh phải đạt được giải Nobel, làm sáng danh của anh, rạng rỡ nền văn học nước nhà. Đó là những ước mơ tươi đẹp , trong sáng, là hoài bão của anh, là khát vọng của anh. Anh quan niệm về văn chương rất đúng đắn. Với anh “sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”, “văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo mẫu đưa cho”, và nó “đòi hỏi sự đào sâu, sáng tạo…”. Thế nhưng cuộc đời có bao giờ như người ta mong muốn, khát khao. Anh nhận xét về văn chương đúng lắm, sâu lắm thế nhưng anh đã viết những gì. Anh “cho in những cuốn văn viết vội vàng”,”gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông trến một thứ văn quá ư bằng phẳng, dễ dãi”. Cũng như trong Giăng sáng với nhà văn Điền, “nghệ thuật không là ánh trắng lừa dối, nghệ thuât là những tiếng kêu đau khổ từ những kiếp lầm than”, nó không là “ánh sáng xanh huyền ảo”. Hộ không mơ mộng về công danh, anh muốn viết những gì có giá trị để đời thế nhưng đã phản bội lương tâm nghể nghiệp của mình. “Cơm áo không đùa với khách thơ”( X.Diệu) Cuộc sống mà đủ lo cơm áo cũng đủ mệt, trong đầu anh toàn những tính toán , lo toan cho những chi tiêu hằng ngày thì làm sao sáng tạo được. Anh càng ước mơ cho một cuộc sống như thế thì càng rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Ô! giá như anh không có những giấc mộng văn chương thì anh đâu đau khổ đến thế mà nếu như anh cứ được bay mãi với giấc mộng thì anh cũng không bị giằng xé đến thế này. Nhưng “đau đớn thay cho những kiếp sống muốn bao cao nhưng bị cơm áo ghì sát đất” (Sống mòn), “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” (Tản Đà) mà anh lại gánh cả gia đình trên vai thế này thỉ “bay” là sao được.
Bi kịch giấc mộng văn chương có phần đau khổ đẩy anh vào mộ đời thừa. Anh phải viết ngược lại với những gì mình mong muốn, thề nhưng dù là trái với đạo đức nghề nghiệp nhưng anh lại thuận với gia đình. Những cuốn văn viết vội vã đã nuôi sống vợ anh, con anh và chính anh khỏi chết đói. Đó là một chút ý nghĩa còn lại, một chút có ích của cuộc sống “Đời thừa” . Nguyên tắc về tình thương có lẽ là sợi dây níu giữ anh lại. Anh hy vọng vào sự ôm ấp lòng thương người có thể khiến anh không trở thành vô nghĩa. Anh thừa thải trong xã hội nhưng là nguồn sống của Từ, của gd. Anhcưu mang đời Từ, một người đàn bà bị phụ tìnhvới đứa con mới sinh. Có lẽ bởi cái lẽ sống “ kẻ mạnh là kẻ giúp kẻ khac trên đôi vai mình”, một lý tưởng sống cao đẹp. Thế nhưng chính bản thân anh cũng giết chết phần người nhất trong con người của anh. Anh nghĩ cạn quá khi xem chính gia đình là nguyên nhân cho cái bi kịch vỡ mộng sự nghiệp. Nào có phải thế đâu, Từ đảm đang, hiền thế cơ mà. Xã hội, chính xã hội “chó đểu” lúc bấy giờ là ngọn nguồn xuất phát bao đau khổ. Xã hội đã không đánh giá đúng tài năng và vì xã hội đã làm nghèo ngày càng nghèo, bị áo cơm ghì chặt đến nghẹt thở. Và rồi anh tìm đến rượu. Anh không say trong men rượu, men tình mà anh chết trong rượu. Rượu khiến anh trở thành vũ phu, vô học. Nó đáng đồng kẻ tốt người xấu , kẻ giàu, người nghèo . Rượu không giúp anh tìm thấy tình cảm như Chí Phèo mà nó hành hạ anh, đưa anh đến lối cùng. Bi kịch đau đớn nhất chính là anh đã vi phạm nguyên tắc tình thương cao cả do mình đặt ra. Đó thực sự là nỗi đau không gì sánh được. Trước bi kịch trong sự nghiệp, nhà văn Hộ cảm thấy ray rứt. Cũng như Chí Phèo gieo rắc tội lỗi của mình trong làng Vũ Đại, thầy giáo Thứ đưa vào đầu hs nhữg thứ chán nản thì Hộ đã gieo những tình cảm rất nông , rất nhẹ, đưa đến người đọc những bài viết mà người ta đọc rồi quên ngay sau lúc ấy. Ray rứt đau khổ vì không tròn với lương tâm nhưng trước bi kịch của gia đình trái tim anh vỡ vụn. Qúa đau khổ vì lẽ sống không còn. Hộ đi vào đường cùng. Nam Cao khắc họa nên Hộ một nhà văn chịu bao đau khổ bởi tấn bi kịch nội tâm qua đó cũng chính là tấn bi kịch của trí thức đương thời.Nhân vật Hộ đã thay Nam Cao bộc lộ tư tưởng nhân đạo mới mẻ , sâu sắchay cao hơn là cảm hứng nhân văn. Hộ đã bộc lộ nên những giá trị vật chất bên trong con người từ đó mà Nam Cao đã ca ngợi, yêu thương , bảo vệ cho những kiếp sống đáng thương và đấu tranh cho hạnh phúc của họ, để họ sống với lẽ sống nhân đạo của mình. Cũng có ý kiến cho rằng Hộ là Nam Cao nhưng với tôi không phải vậy. NC và Hộ không giống hoàn toàn. Thật sự NC từng chịu nỗi lo cơm áo như Hộ nhưng ông không phải “đỏ mặt”, “tức giận” vì những bài viết mang tên mình. Như Chí Phèo, Đời thừa, Đôi mắt,…
Nam Cao đã rất thành công. Đó là nơi mà tài năng nghệ thuât của ông nảy nở. NC đã bộc lộ gợi nên những tư tưởng nhân văn của mình một cách mới mẻ mà sâu sắc. cò thể nói NC đã làm đúng tưởng “văn học là nhân học”, ông đã tôn lên vẻ đẹp nhân bản qua những tác phẩm để đời của mình. Đồng thời nó cũng đậm chất nhân văn vì ông đã thay họ đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền sống, lẽ sống, khát vọng , ước mơ cao đẹp. đó là những nổi bật có giá trị của NC về mặt tư tưởng trong các tác phẩm nói chung và trong “Đời thừa” với nhân vật Hộ với bi kịch tinh thần nói riêng. Nếu Chí Phèo kết thúc với cảnh Thị Nở thoáng thấy cái lò gạch vắng kẻ lại qua, thì Đời thừa cũng không khá hơn mấy. Không ai biết được sẽ có một Chí Phèo con ra đờn hay không và cũng không ai biết được sau tiếng khóc, tiếng nấc của Hộ anh sẽ hạnh phúc trong cuộc sống của mình: Tất cả là bởi cái xã hội đương thời bóp chết cái ước mơ tốt đẹp của con người, những nhà văn không được viết theo ý của mình và họ muốn sống tốt cũng không được. Thật đau khổ vì họ biết tại sao mình khổ nhưng không thể thoát ra và Nam Cao đã giúp họ nói lên tất cả , vạch trần cái xã hội giết chết trí thức đương thời. “Tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”.