Phân tích nhân vật cái Tí trong tắt đèn
Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn phân tích nhân vật cái Tí trong Tắt đèn của Ngô tất Tố Ngô Tất Tố có sở trường trong việc miêu tả về nông thôn và người nông dân. Bằng ngòi bút sắc sảo cùng với những trải nghiệm thực tiễn của nhà văn đối với cuộc sống của những người nông dân, tác giả đã viết lên ...
Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn phân tích nhân vật cái Tí trong Tắt đèn của Ngô tất Tố Ngô Tất Tố có sở trường trong việc miêu tả về nông thôn và người nông dân. Bằng ngòi bút sắc sảo cùng với những trải nghiệm thực tiễn của nhà văn đối với cuộc sống của những người nông dân, tác giả đã viết lên tác phẩm tắt đèn. Tắt đèn được xem là một trong những tác phẩm hay nhất viết về người nông dân của văn học thế kỉ XX. Trong tác phẩm tắt đèn, tác giả Ngô tất Tố đã hướng ...
Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn phân tích nhân vật cái Tí trong Tắt đèn của Ngô tất Tố
Ngô Tất Tố có sở trường trong việc miêu tả về nông thôn và người nông dân. Bằng ngòi bút sắc sảo cùng với những trải nghiệm thực tiễn của nhà văn đối với cuộc sống của những người nông dân, tác giả đã viết lên tác phẩm tắt đèn. Tắt đèn được xem là một trong những tác phẩm hay nhất viết về người nông dân của văn học thế kỉ XX.
Trong tác phẩm tắt đèn, tác giả Ngô tất Tố đã hướng ngòi bút của mình đến đời sống khổ cực, khốn cùng của những người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những người nông dân không chỉ khổ vì đói nghèo mà còn khổ vì cường hào áp bức, hàng trăm thứ thuế vô lí đều đổ lên đầu người dân vô tội, khiến cho cuộc sống của họ đã khốn cùng lại càng thêm bi kịch.
Bên cạnh nhân vật chính là chị Dậu, bằng ngòi bút sắc sảo của mình, tác giả Ngô Tất Tố còn xây dựng thành công những nhân vật phụ, đó chính là cái Tí- một đứa con của chị Dậu. Trong đoạn trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố chỉ nói qua về việc chị Dậu bán cái Tí cho lão Nghị Quế, nhưng cũng chỉ cần một câu ấy thôi cũng đủ nói lên tình cảnh đáng thương của một đứa bé như cái Tí.
Cái Tí ngay từ khi sinh ra đã phải chịu rất nhiều khổ cực, sinh ra trong một gia đình thuộc loại nghèo khổ nhất trong xóm nghèo “ Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì hạng cùng đinh nên mấy hôm nay chị phải chạy ngược chạy xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu”. Nghĩa là khi sinh ra, cái Tí đã phải cùng cha mẹ và các em chịu những khổ cực, phải sống trong không khí ngột ngạt, u tối của xã hội phong kiến thối nát đã là một sự thiệt thòi đối với em.
Sinh ra trong một gia đình nghèo lại đông anh em nên cái Tí không những không nhận được sự quan tâm, chăm sóc nhiều từ cha mẹ như những trẻ cùng tuổi khác. Đông em nên cái Tí ngay từ nhỏ đã phải phụ mẹ trông em,làm những công việc nhà, nhất là từ khi bố đổ bệnh nặng, chị Dậu phải long đong khắp nơi chạy vạy tiền thuế đinh cho chồng.
Ở độ tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, nhận được sự yêu thương, chăm sóc đặc biệt của bố mẹ nhưng em lại sinh ra trong một hoàn cảnh nghèo khó,trong xã hội bất công nên em mất đi những cái quyền vui chơi như bao đứa trẻ khác. Không những vậy, vì quá nghèo không còn cách nào khác, chị Dậu đã phải dứt ruột bán cái Tí cho lão Nghị Quế
Vậy là cuộc sống của cái Tí chính thức bước sang một trang mới. Khi còn sống cùng bố mẹ tuy có khổ cực nhưng ít ra em còn được bố mẹ yêu thương, nay phải đi ở cho lão Nghị Quế, cái Tí trở thành người ở, kẻ giúp việc cho lão nhà giàu tham lam, độc ác. Rồi cuộc sống trước mắt của em thế nào không ai có thể biết nhưng điều chắc chắn là cuộc đời của em sẽ trải qua vô vàn đau khổ.
Thời đại đen tối đã đẩy em vào con đường bất hạnh, xã hội chuyên áp bức người ấy đã bức tử con người ta vào con đường cùng không lối thoát. Viết về sự ám ảnh kinh hoàng của mùa thúc thuế, đã có bài thơ viết:
“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”
Như vậy, không chỉ xây dựng thành công nhân vật chính mà chỉ qua vài nét khắc họa ta cũng đã thấy được số phận bất hạnh, đau khổ của những đứa trẻ vô tội, mà điển hình nhất trong tác phẩm này đó chính là cái Tí.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CHỊ DẬU
TẮT ĐÈN
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
NGÔ TẤT TỐ