03/06/2017, 22:37
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 4)
Xuất hiện trên văn đàn chỉ chừng bảy, tám năm song Vũ Trọng Phụng đã đóng góp một phần rất to lớn cho văn học Việt Nam. Tác phẩm Số đỏ của ông được coi là tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán, được Nguyễn Khải đáng giá là tác phẩm độc nhất vô nhị, có thể làm vinh dự cho mọi ...
Xuất hiện trên văn đàn chỉ chừng bảy, tám năm song Vũ Trọng Phụng đã đóng góp một phần rất to lớn cho văn học Việt Nam. Tác phẩm Số đỏ của ông được coi là tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán, được Nguyễn Khải đáng giá là tác phẩm độc nhất vô nhị, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học.
Nếu số đỏ là một vỡ đại hài kịch trong đó Vũ Trọng Phụng muốn ném cái nhìn khinh bạc, giễu cợt cái xã hội lố lăng, rớm đời, coi đồng tiền hơn hết thảy, mọi giá trị đạo đức đều bị lưu mờ thì từng chương truyện lại là một trích đoạn kịch nói rõ hơn, bổ sung thêm thái độ của nhà văn. Đặc biệt trong chương XV, trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia đã phần nào cho ta thấy nghệ thuật trào phúng bậc thầy của ông.
Có thể thấy ngay rằng, tiếng cười trao phúng bật ngay từ nhan đề chương trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia là gia đình có người mất, đó phải là một tổn thất lớn trong gia đình ấy. Còn hạnh phúc là niềm sung sướng, vui sướng tột cùng, tột độ khi mong ước bao lâu nay thành hiện thực. Ngay từ nhan đề, ta và tác giả hoàn toàn ngạc nhiên với gia đình ấy, nhà có tang mà ai ai cũng đều vui vẻ cả, thỏa mãn với điều đó. Vũ Trọng Phụng đã rất cẩn thận khi lựa chọn từng chi tiết trào phúng. Nào là con cụ tổ là cụ cố Hồng không hề buồn bã, tiếc thương cho cụ mà đang mơ màng nghĩ đến cảnh lụ khujb mặc đồ xô gai, chống gậy, ho khạc khiến mọi người đến đưa đám phải xì xào "Uí kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa", tức là gia đinh này chắc hẳn phải có phúc lắm. Rồi đến con dâu bà cố Hồng thì sung sương khi nghĩ rằng đám ma này là đám ma to nhất Hà Thành. Nhà văn đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ vui vẻ, mãn nguyện lan truyền từ con đến cháu, đến mọi người trong gia đình. Vợ chồng Văn Minh thì hạnh phúc vì có dịp lăng xê những bộ trang phục mới nhất. Ông Typn có cơ hội xin ý kiến mọi người đánh giá về trang phục của mình như thế nào. Cậu cháu đang mong muốn chờ đến ngày đưa đám để cậu có dịp sử dụng đến cái mái ảnh đã chuẩn bị sẵn từ lâu. CÔ Tuyết có dịp trình diện kiểu mẫu với trang phục "Ngây thơ" khẳng định với mọi người rằng mnhf mới mất một nửa chữ trinh. Từ khi cụ tổ mất, thằng Xuân Tóc Đỏ - ông đốc tờ Xuân trở thành một người quan trọng "thiếu nó là thiếu tất cả". Còn ông Phán thì quên đi nỗi nhục mọc sừng mà tính ngay với Xuân một cuộc doanh thương. Tất cả các thành viên trong gia đình đều tất bật chuẩn bị chu đáo nhưng đó là sự tất bật của một lũ con cháu đại bất hiếu của gia đình đại vô phúc, chuẩn bị cho một đám rước chứ không phải một đám ma. Với nghệ thuật trào phúng đặc sắc của nhà văn, người đọc có thể phần nào cảm nhận được những lố lăng đồi bại của gia đình cụ tổ nói riêng và cái xã hội ngày trước nói chung.
Ngôn ngữ và giọng điệu tác giả sử dụng hết sức biến hóa, chuyển giọng liên tục, đưa người đọc đến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Phải nói rằng tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng hết sức độc đáo, nó là tiếng cười đa thanh đa giọng. Nào là đám ma đi đến đâu mọi người cũng phải đỗ ra xem, đám ma này hết sức hổ lốn, kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu lẫn lộn, có kiệu bát cống... Đám ma to thật to, to lớn đến nổi người năm trong quan tài cũng phải sung sướng nếu không gật gù cái đầu. Nhưng cụ tổ sẽ rất đau buồn nếu như biết rằng đám ma to thật đấy nhưng không ai trong gia đình, con cái họ hàng thân thích lại nghĩ đến cụ, thương xót cho cụ.
Tất cả những chi tiết, tình huống trào phúng đều được Vũ Trọng Phụng thu gọn trong ống kính phóng sự của mình. Với biệt tài châm biếm sắc sảo, đẩy đối tượng phung trào lên mức không tưởng tượng được, nhà văn đã cho ta thấy, tất cả xã hội ấy đều quay cuồng trong cơn lốc âu hóa, một bức tranh xã hội hiện thực đen tối. Đồng tiền chi phối, hủy hoại hết mọi tình cảm thiêng liêng của con người. Ông Phán mọc sừng vui sướng cảm ơn thằng Xuân Tóc Đỏ chỉ vì câu nói "Thưa ngài, ngài là một ông chồng mọc sừng" đã làm cho cụ tổ chết, ngã lăn ra, thỏa ước nguyện lâu nay của mọi người vì từ nay cái chúc thư kia đã đi vào thời kỳ thực hành không còn là lý thuyết suông nữa. Cũng chính vì vậy mà ông Phán và vợ được thêm tiền do ông cố Hồng cân nhắc khi chia tài sản.
Mọi người trong đám ma ai cũng có một thái độ "thương xót" cụ tổ, người đâm đâm chiêu chiêu, người thì thần người ra, có vẻ rất đúng mốt của người đang có tang.
Thật trớ trêu và lạ lùng, vì cụ tổ không chỉ mang lại niềm vui trong gia đình mà còn mang lại hạnh phúc cho người ngoài nữa. Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang không có việc được thuê thì vui sướng hết lòng hết sức, tận tâm cho công việc. Mọi người đến dự đám ma có dịp khoe tất cả những gì họ muốn khoe. Báo Gõ mõ, Chấn hưng Phật giáo được dịp phô trương thanh thế. Như vậy đấy, xã hội ngày trước của nước ta như vậy đấy, lố lăng rởm đời, đồi bại và có thể nói là bẩn thiểu hết sức tưởng tượng.
Đám ma cứ đi, đi đến gần tới mồ huyệt và dường như chúng ta và tác giả đều mong muốn rằng tất cả những cái gì xấu xa nêu trên sẽ đi đến mồ chôn của nó. Nếu như Banzắc trong Lão Gôriô đã từng nói tới cái bi thì giờ đây đến Số đỏ của Vũ Trọng Phụng cái bi đã trở thành cái hài, bật ra tiếng cười trào phúng. Tiếng cười trào phúng ấy bề ngoài có thể là hả hê, sung sướng, mỉa mai nhưng thực chất bên trong ẩn giấu nỗi niềm đau đáu của tác giả. Qua tác phẩm Số đỏ và nghệ thuật trào phúng của ông, ta thấy tấm lòng của nhà văn trước xã hội, buồn nhưng lên án, đã kích kịch liệt. Tác giả đã xây dựng lên những chân dung biếm họa, những con rối gây cười. Thằng Xuân bất tài vô học, có thể ngoi lên thành đốc tờ Xuân, lên địa vị cao trong xã hội cũng là vì xã hội ấy rất cần những người có tính cách như nó, một xã hội kim tiền.
Quả thật Vũ Trọng Phụng đã thể hiện tài năng đặc biêt của mình qua nghệ thuật trào phúng xuất sắc. Hạnh phúc của một tang gia đã chứng minh nhà văn thật đặc biệt kiệt xuất.