Phân tích năm câu cuối Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
Phân tích năm câu cuối Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ Phân tích Ngữ văn lớp 7 bài ca nhà tranh gió thu phá Phân tích năm câu cuối Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được VnDoc sưu tầm và ...
Phân tích năm câu cuối Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
Phân tích năm câu cuối Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo để hiểu rõ về nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ, đồng thời cũng là nỗi khổ của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.
Đỗ Phủ (712 - 770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường và của cả lịch sử thi ca cổ Trung Quốc. Ông để lại hàng nghìn bài thơ tuyệt tác, được người đời mệnh danh là "thi thánh".
- Cuộc đời ông lưu lạc lênh dênh, nếm trải nhiều đau khổ, nên tâm hồn ông chan hòa với nhân dân lầm than trong xã hội loạn lạc. Ông là "nhà thơ dân đen" (Phan Ngọc).
"Bài ca nhà tranh bị gió thu phá " là một kiệt tác của Đỗ Phủ. Năm câu thơ cuối là những câu thơ đẹp nhất trong bài thơ, lấp lánh tư tưởng nhân đạo sâu sắc của thi hào Đỗ Phủ:
... "ước gì ngàn vạn gian nhà rộng
Che khắp thế gian, dân rét mừng
Vững như núi, gió mưa, chẳng chuyển
Than ôi, bao giờ mắt thấy ngôi nhà ấy
Dẫu lều tan, riêng ta chết cũng cam lòng"
Để thấy được cái hay, cái đẹp của năm câu thơ cuối ta cần phải biết qua một vài nét của phần đầu bài thơ. Những dòng thơ tự sự chân thật, cảm động kể chuyện gió thu tốc nhà. Tai họa dồn dập trút lên gia đình nhà thơ trong một ngày đêm. Gió thu thổi tốc nhà “tranh bị rải khắp ven sông...". Bao nhiêu tranh bị trẻ con xóm Nam cướp sạch. Nhà thơ "khản tiếng, rát hầu, đành chịu mất". Thời loạn lạc đạo lí suy đồi. Tai họa dồn dập, nỗi khổ tưởng chừng không thể nào chịu đựng nổi. Mưa gió suốt đêm, nhà dột, chăn cũ mỏng và rách, rét lạnh thấu xương, thêm tuổi già bệnh tật:
Từ ngày loạn lạc sinh ít ngủ
Dầm nước thâu đêm, chịu nổi sao!
Đoạn thơ như cuốn phim làm sống lại một cảnh lầm than cực khổ cùa một nhà thơ tài ba mà bất hạnh trong xã hội loạn lạc.
Trước nỗi đau ấy, con nguời gục xuống khóc than? Không! Tâm hồn nhà thơ ngời ngời. Quên hết nỗi đau của riêng mình, lòng ông hướng về bao người cần lao trong xã hội. Ông mơ ước, khát khao: Có ngôi nhà ngàn vạn gian “Che khắp thế gian dân rét mừng, Vững như núi, gió mưa chẳng chuyển". Thật vô cùng cảm động, nhà thơ nguyện quên mình cho hạnh phúc của nhân dân:
"Than ôi, bao giờ mắt thấy ngôi nhà ấy
Dẫu lều tan, riêng ta chết cóng cũng cam lòng"
Cái hay, cái sâu sắc của đoạn thơ là bằng bút pháp tương phản: Cảnh đời và nỗi lòng, nỗi khổ và niềm mong ước. Đoạn thơ như một lời tâm sự, chân thực và cảm động được diễn tả qua hình ảnh ngôi nhà to lớn trong ước mơ của tác giả... Yếu tố hiện thực, yếu tố trữ tình lãng mạn kết hợp một cách hài hòa làm sáng lên tư tưởng, tình cảm nhân ái, lí tưởng nhân đạo bao la của Đỗ Phủ.
Ở năm dòng cuối bài thơ, ước vọng nhân đạo chân thành thấm đượm tình nguời của Đỗ Phủ sáng mãi cùng thời gian. Giả sử nếu bài thơ dừng lại câu thơ tả thực ở phần trên thì có không phải là tác phẩm của bậc “thi thánh” nữa. Thi pháp cổ gọi năm câu thơ ấy là loại câu "cảnh cú" (làm rung chuyển lên cả bài thơ). Câu thơ để lại dấu ấn một hồn thơ, một tấm lòng, dọc thời gian từ đó đến nay đã 13 thế kỷ mà ta đọc lên vẫn xiết bao cảm động!
Đọc "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", ta như thấy hiện lên trước mắt hình một ông già gầy yếu ngồi trong một gian nhà bị dột dưới mưa gió tầm tã, tấm chăn mỏng ướt sũng, đôi mắt đăm chiêu, tư lự nhìn xa xăm... Hình ảnh ấy như một hình ảnh chập chờn mãi trong lòng ta.