Phân tích một tác phẩm văn học đã gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ sâu sắc nhất, trước những vấn đề tu dưỡng và rèn luyện của tuổi...
Nghị luận xã hội lớp 12 – Phân tích một tác phẩm văn học đã gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ sâu sắc nhất, trước những vấn đề tu dưỡng và rèn luyện của tuổi trẻ hiện nay.. Trong cuộc sống có biết bao điều ta nâng niu, quý trọng, yêu mến. Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân đung một vị thần công lý, ...
Không hiểu sao tôi yêu cái “màu đỏ” ấy đến thế, cái màu đỏ chói chang, rực rỡ, cái màu đỏ đằm thắm, dịu dàng, cái màu đỏ “như cái màu đỏ ấy” trong Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ – nhà thơ quá cố.
Trong cuộc sống có biết bao điều ta nâng niu, quý trọng, yêu mến. Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân đung một vị thần công lý, còn người khác lại rung động bởi nét nhạc dịu dàng, thiết tha của Chopin, và người thứ ba lại yêu bức họa cánh rừng xào xạc của Levita. Nhưng có lẽ riêng tôi, cái mà tôi yêu nhất đó là những vần thơ tươi xanh, những vần thơ lửa cháy, trong những vần thơ ấy có cái “cái màu đỏ ấy”. Có thể lúc đầu đó chỉ là một tình yêu đầy cảm tính. Nhưng dần dần, cái cảm tính ấy mất đi, và nhường chỗ cho một cái gì đó cao quý lắm… mà chúng tôi không định nghĩa nổi. Tôi muốn các bạn cùng tôi yêu bài thơ ấy và màu đỏ ấy:
CUỘC CHIA LY MÀU ĐỎ
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bồng nắng vàng lên rực rỡ
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa,
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa,
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy,
Không che được nước mắt cô đã chảy,
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé ỊỊÌữ lùn mõi
Và rạng đông đã bừng trên nét mặt
… Một rạng đông với màu hồng ngọc
Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá si
Và người chồng ấy đã ra đi…
Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi Tổ Quốc cần, họ biết sống xa nhau ”
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly…
Trong cuộc sống, chia ly là chuyện tất nhiên. Mỗi con người đã chứng kiến biết bao cuộc ra đi, và có người không trở về… Tôi cũng vậy, từ nhỏ tôi đã phải tiếp tục với những cuộc chia ly. Đầu tiên là trong lời ru của bà ôm tôi vào lòng, bà tôi nhẹ nhàng hát ru: “À ơi, cháu ngoan cháu ngủ với bà. Bố mày đi đánh giặc xa chưa về” – giọng ngâm trầm của hà nghe sao mà buồn, mà nhớ. Lên ba tuổi, tôi được chứng kiến một cuộc ra đi thực sự, không phải trong giấc ngủ chập chờn nữa: bà và mẹ tôi, nước mắt lưng tròng, tiễn đưa cha và các anh tôi lên đường ra mặt trận. Nhìn những giọt nước mắt long lanh trên mí mắt mẹ, tôi cảm thấy sợ, một nỗi sợ mơ hồ. Vì sao phải có những cuộc ra đi ấy? Nỗi sợ ấy lớn dần theo năm tháng.
Thế rồi một hôm, tôi cũng không còn nhớ rõ, khi chị phát thanh viên vừa đọc xong bản tin chiến thắng trên chiến trường diệt Mỹ, tôi bỗng nghe ấm áp một giọng ngâm, một người nào đó đang ngâm bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Tôi lặng nghe và có một cái gì rất lạ đang xáo trộn trong tôi:
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngậy sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ.
Cũng vẫn là khung cảnh của một cuộc chia ly, nhưng đâu còn cái màu ảm đạm, cái buồn tê tái của nỗi chia xa mà thỉnh thoảng ta vẫn gặp. Một cuộc chia ly mà lại có cánh nhạn bay, cánh nhạn “lai hồng”, và cái màu đỏ “chói ngời”trong nắng thu “vàng rực rỡ”, cả không gian như chói lên, những giọt nước mắt chia ly và giữa khung cảnh ấy con người hiện ra cũng tươi tắn, rực rỡ không kém gì cảnh vật:
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa,
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa,
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy,
Không che được nước mắt cô đã chảy,
Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đã bừng trên nét mặt …
Một rạng đông với màu hồng ngọc
Những câu thơ vang dội vào lòng ta, dồn dập, hình ảnh nọ nổi sắc màu kia, và tất cả ngời lên trong một hòa sắc tuyệt vời: sắc đỏ chói chang, màu xanh dịu dàng và chiếc nón trắng giản dị, rất Việt Nam. Đã có cuộc chia ly nặng nề, bàng bạc một nỗi buồn, day dứt nỗi đau khiến cho người thiếu phụ “bịn rịn vào chàng” và rồi những con người ấy “bước đi một bước thây thây lại dừng”. Một cuộc chia ly như thế đọng lại trong lòng người ra đi và người ở lại những nỗi buồn tê tái, nó chỉ giục người đi hãy mau mau quay về, cho dù cái đích mà mình phải tới còn rất xa, cho dù nhiệm vụ được giao rất quan ưọng, có ý nghĩa.
Đó là cảnh đi lính ngày xưa: vướng víu, buồn tủi, nặng trĩu lo âu trong lòng người đi, kẻ ở.
Tế Hanh, khi còn là một chàng thanh niên tiểu tư sản trong xã hội cũ những năm trước Cách mạng, cũng đã viết về tâm trạng của một cuộc chia ly, mặc dù tác giả không phải là người trong cuộc:
Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vướng víu trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau
(Những ngày nghỉ học – Tế Hanh)
Đó là tâm trạng thường gặp trong những cuộc chia ly trước kia, nó nặng nề như những toa tàu “’nặng khổ đau”, nó nghẹn ngào bịn rịn, cái tình quyến luyến đó dĩ nhiên phải có, nhưng đến mức như vậy, nó sẽ thành một nỗi đau canh cánh trong lòng người ra đi. Sự “lưu luyến” ấy có ích gì? Cái buồn ấy tê tái quá, bi sầu quá… khiến ta tưởng như đằng sau cái ngày hôm nay xa cách, tiễn biệt là chuỗi ngày vô vọng, bặt tin xa. Cái “ngày mai” tiếp nối cái “ngày hôm nay” của họ dường như bị đóng kín.
Nhưng rồi đã đến lúc cuộc chia ly đã mang sắc màu lạc quan, đẹp đẽ, đã ánh lên sức mạnh của niềm tin. Đó là khung cảnh:
Một buổi sáng mai
Anh bước chân ra đi
… Và người vợ, chị nông dân tiễn chồng đi tòng quân, đã hứa với chồng “Giải thi đua em giật”.
… Và người chồng ra đi dặn vợ:
Ruộng mình quên cày xáo
Nên lúa chín không đều
Nhớ lấy để mùa sau
Nhà cố làm cho tốt
Khác với người chinh phụ xưa kia, chị nông dân trong Thăm lúa của Trần Hữu Thung đã biến những giọt nước mắt đau đớn thành nụ cười tin tưởng. Đôi lứa ấy nghĩ đến một ngày mai hạnh phúc, sum họp. Ngày mai ấy sẽ đến khi cái ngày mai của dân tộc đến với mỗi con người.
Tình cảm của chị nông dân có cái gì đó ấm áp lắm, chưa nói ra thành lời, nhưng tất cả sự nồng cháy, thương yêu, tất cả tình yêu, nỗi nhớ hy vọng và tất cả những giọt nước mắt trong sáng lại được thể hiện một cách cao đẹp, mạnh mẽ hơn qua sắc đỏ của màu áo, trong cái yêu thương của vườn cây xanh, của Cuộc chia ly màu đỏ.
Cũng vẫn là giọt nước mắt, nhưng nét mới về chất so với những giọt nước mắt của người chinh phụ xưa kia. Cũng vẫn là những giọt nước mắt, nhưng nó “long lanh nóng bỏng sáng ngời”, nó lấp lánh ánh sáng của tình yêu cao thượng và một lẽ sống đẹp đẽ. Và rồi cái chất của nhà thơ, đồng nhất với nhân vật trữ tình, đã cất lên tiếng nói, tiếng nói tin yêu về một ngày mai:
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Đã kia sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những mắt lá
Và người chồng ấy đã ra đi…
Một tình yêu được nói đến với vườn hoa, với gốc cây si thì còn gì đẹp hơn. hợp lý hơn. Nhưng một cuộc chia ly lại được nói lên bằng tiếng nói về một ngày mai ấy, thì chỉ bây giờ đây ta mới gặp, mới cảm, mới hiểu. Tứ thơ như đọng lại với cái màu đỏ chói chang, cái màu đỏ của niềm tin và hy vọng, cái màu đỏ ấy cứ cháy lên trong lòng bạn, lòng những lứa đôi. Có những lứa đôi còn đang sống bình thản trong những vườn hoa, dưới những căn nhà khi họ đọc bài thơ này họ sẽ suy nghĩ, phải suy nghĩ, và có thể hạ sẽ tiến đến “cuộc chia ly màu đỏ” ấy. Có những lứa đôi đã xa nhau, khi đọc bài thơ này sẽ thêm tin và yêu “cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy”, cái màu đỏ của chính họ, cái màu đỏ của những người khác.
Bài thơ mở đầu với cái màu đỏ chói chang, rực rỡ, tiếp diễn với cái màu đỏ ấy, và cuối cùng cái màu đỏ ấy cắt nghĩa tất cả:
Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét…
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như khônq hề có cuộc chia ly…
Điều kỳ diệu và sâu sắc biết bao nhiêu “cáimàu đỏ ấy”, nó như một vị thần hiển hiện, nói như một cái gì đó vĩnh cửu. Có lúc cái màu đỏ ấy hiện lên bằng sự gợi nhớ, gợi thương của bông hoa chuối, có lúc nó hiện lên lung linh trong ánh lửa hồng ấm áp, tỏa sáng trong đêm gió rét. Thế nghĩa là cái màu đỏ ấy luôn ở trong tim, luôn ngời trên khóe mắt, nó thúc giục, động viên, nó hiện lên trên “đầu súng trăng treo” mội đêm diệt địch. Cao quý biết bao cái màu đỏ ấy. Nó cắt nghĩa cả, đơn giản, logic, dễ hiểu. Làm sao có được khái niệm “chia ly” khi giữa hai đầu không gian phải là khoảng trống mà nóng bỏng, ấm áp sức nóng của ngọn lửa sum hợp. Cái khái niệm ấy tan biến đi “như không hề có cuộc chia ly”.
Yêu sao cái màu đỏ ấy và những con người ấy. Tôi biết trong cuộc chiến tranh thần thánh của chúng ta chống lên ác thù xâm lược đế quốc Mỹ, đã không trở về. Nhưng cái màu đỏ chói chang sắc nấng mà niềm tin ấy, mỗi con người đã giữ trong mình trọn vẹn.
Tôi nhớ lại một câu thơ nói: “Anh đã cùng em yêu “cuộc chia ly màu đỏ” mà trong lòng trào lên một niềm xúc động, xen lẫn sự hổ thẹn”. Có những người đã dám xa nhau và đã yêu “cuộc chia ly màu đỏ”, có những người đã ngã xuống để bảo vệ sự thiêng liêng của sắc đỏ ấy, họ biết yêu thương nhau và yêu đất nước, vậy mà tôi, tôi lại sợ những cuộc chia ly như thế hoặc tương tự như thế?.
Từ kỉ niệm của bản thân, tôi hiểu rằng cũng có bao người như tôi, cũns đã nghĩ và hiểu không đúng về những gì đang diễn ra xung quanh ta, và rồi hôm nào đó, cũng sẽ được một bài thơ tuyệt diệu như vậy cảm hóa, tôi không còn thấy sợ chia ly nữa. Tiếng còi tàu vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch không còn gợi cho tôi một nỗi sợ, một nỗi buồn, tôi nghe trong đó tiếng reo vui của những trái tim đang về với trái tim, sự sống đang được trả về với sự sống, và tôi hiểu rằng sự ra đi của cha và các anh tôi có một ý nghĩa đặc biệt: nó làm nên con tàu trở về.
Tôi tự hỏi: không biết đôi cánh nào của thơ ca đã bay đến cùng tôi, cùng các bạn, để đốt lên trong chúng ta ngọn lửa tôi yêu và gột rửa trong ta những vết hằn của thời gian?
Tôi nhớ lại câu hỏi của Maiakovski: “Trên đời, có những vấn đề chỉ có thể giải quyết được bằng thơ”. Phải chăng đôi cánh của thơ ca chính là dòng tình cảm chân thật, đằm thắm?
Thơ ca mang những tâm trạng đến với những tâm trạng, thơ ca có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian, từ đó gợi mở trong lòng người những gì chưa có. Những cái đó sẽ rất lâu trong lòng ta, có những lúc nó sẽ bùng lên dữ dội, nó sẽ giúp cho ta hiểu và đánh giá chính ta và những con người xung quanh ta, từ đó sẽ tự ta cải tạo, sẽ nâng con người ta lên.
Tôi nhớ mãi những lời thơ ấm áp, tin yêu, những lời thơ với những hình tượng thơ độc đáo, giàu tính thẩm mỹ này. “Cái màu đỏ” mà tác giả mượn trong bài thơ của mình là một trong số vô vàng hình tượng mà tác giả có thể mượn để nói lên một niềm tin, một tình yổu và sự sum họp. Nhưng đó là cái độc đáo nhất để diễn tả một cái gì đó ấm cúng, gợi lên niềm tin và một ngày mai: một ánh lửa hồng trên bếp, màu đỏ của sắc hoa trong vườn xuân. Và Nguyễn Mỹ đã chọn “Cúi màu đỏ ấy” – hình tượng thơ ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ của mình. Cũng như một lần Nguyễn Duy đã lấy “hơi ấm ổ rơm” để viết về tình người nồng thắm, một Hoàng Nhuận Cầm đã mượn tiếng kêu của chú ve kim để viết cái lạc quan, yêu đời của những người lính. Và tất cả, tất cả những hình tượng thơ đẹp đẽ, giàu tính điển hình ấy đi vào trong lòng người đọc một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm sâu hơn nhiều tiếng nói khác.
Nói chung, khoa học là tiếng nói của lý trí, văn học là tiếng nói của tình cảm. Tinh cảm và lý trí phải kết hợp với nhau, gắn bó hữu cơ với nhau. Trái tim có rung động, khối óc mới được trong suốt nhuần nhuyễn. Ta hiểu vì sao mà bài thơ Cuộc chia ly màu để lại có tác dụng sâu sắc đến thế trong lòng người đọc. Ta cũng hiểu vì sao văn học nghệ thuật nói chung lại trở thành một “Cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống ” (Secnusepxki), trở thành nguồn suối tắm mát tâm hồn quần chúng. Văn học có phải là một cái gì cao siêu, thần thánh đâu, văn học là hơi thở của biển, là làn gió thơm hương lúa, là gương mặt những người chung quanh ta và chính ta… Chúng ta đến với văn học từ khi chập chững biết đi, và văn học đã giúp ta đốt cháy thời gian để “khôn” là “lớn”. Đọc thơ, ta hiểu được cái đẹp của “cuộc chia ly màu đỏ”, đọc sách ta hiểu được một trái tim nhiệt thành và nghị lực sắt đá của Paven Corsaghin. Hiểu rồi, ta sẽ yêu, yêu cái đẹp của tự nhiên, xã hội, yêu tiếng cười trẻ thơ, yêu nhịp sống chảy cuồn cuộn trong lòng thời đại.
“Hãy yêu! Hãy yêu! Và bảo vệ…” (Chế Lan Viên). Đó là tiếng nói và mệnh lệnh của mỗi trái tim con người.
Tôi suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ của những người cầm bút và nhiệm vụ của những người đọc những dòng chữ quý giá đó. Thay mặt cho hàng vạn, hàng triệu trái tim, người nghệ sĩ (và có thể là chiến sĩ) nhà thơ đã viết lên tâm sự của họ, nói tiếng nói của tâm hồn họ. Tôi suy nghĩ nhiều về tác động của bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ đối với các thời đại – các thế hệ thanh niên. Nhà thơ Nguyễn Mỹ – tác giả của bài thơ – đã ngã xuống, nhưng biết bao thế hệ thanh niên đã đọc và yêu thơ của anh. Và đến hôm nay, vân đề mà Nguyễn Mỹ đã đặt ra vẫn mang tính thời đại sâu sắc. Sự ra đi. Chiến tranh đã kết thúc nhưng đâu phải là những chuyến tàu ngược xuôi đã ngừng chuyển bánh. Đâu phải sự sum họp là vĩnh viễn. Không! Sông Đà “tóc dài tuôn như một áng tóc trữ tình” (Nguyễn Tuân) đang gọi ta, những miền quê ta chưa tới, ta chưa biết đang chờ ta. Tạm biệt mảnh đất quê hương, ta ra đi và tin lưởng: đâu cũng là nhà.
Nghe Đảng gọi ra đi
Mở những vùng quê mới
Nhớ buổi ấy chia ly
Quê cũ mà đi tới Có nỗi nhớ hàng tre
Con sông đào trước ngõ
Có nỗi nhớ xóm nhỏ
Con đường nắng lim dim
(Quê mới – Thanh Hải)
Nhưng không phải bao giờ và ở đâu, sự ra đi cũng dễ dàng, thanh thản. Có những người không bứt mình ra khỏi hiện tại, có những người còn luyến tiếc một cái gì đó. Không, chúng ta không thể là những con người như thế. Hãy nhớ về “Cuộc chia ly màu đỏ” để mà yêu thêm, tin thêm vào con người và bản thân mình. Giữa những năm tháng khói lửa, “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”, thì chúng ta, giữa những năm tháng đẹp đẽ này, cũng sẽ biết sống xa nhau, sống vì nhau, sống cho nhau.
Sống trên những mảnh đất của những con người biết yêu thương nhau và yêu đất nước, tôi cảm thấy có một cái gì đó lớn dần lên trong tôi, cái đó là gì, thật khó định nghĩa, nhưng tôi luôn luôn ước mơ về một ngày mai ấy, cái ngày mai mà có thể tôi sẽ ra đi, ra đi để làm người lao động chân chính, người kế tục xứng đáng, người chủ của những di sản lớn lao mà cha ông ta đã dành lại trong máu và nước mắt.
Và có một lúc nào đó, khi tiếng còi rúc lên trong đêm khuya yên ả của một ngày lao động, một ngày sống có ý nghĩa trong cuộc sống có ý nghĩa của chúng ta, khi tiếng còi tàu báo hiệu một sự ra đi hay trở về vang lên, và trong tôi không còn cái sợ hãi, đau buồn rồi chia xa, thì tôi còn nhớ lại hôm nào xa, rất xa, tôi được đọc bài thơ ấy và đến bây giờ mới có được tâm trạng ấy. Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy tha thiết cái hôm nay, rộn rã tiếng cười ấm áp những niềm vui và âm vang tiếng còi tàu rộn rã ngược xuôi, đưa trái tim về với trái tim, đưa sự sống trả về sự sống.