31/05/2017, 22:16

Phân tích hai câu thơ đầu bài thơ đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Phan tich hai cau tho dau bai tho day mua thu toi cua Xuan Dieu – Đề bài: Trong bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu dùng hình ảnh liễu để chỉ mùa thu có gì khác với thơ ca truyền thống? Sự sáng tạo đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho bài thơ? Phân tích hai câu thơ đầu để làm sáng tỏ điều ...

Phan tich hai cau tho dau bai tho day mua thu toi cua Xuan Dieu – Đề bài: Trong bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu dùng hình ảnh liễu để chỉ mùa thu có gì khác với thơ ca truyền thống? Sự sáng tạo đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho bài thơ? Phân tích hai câu thơ đầu để làm sáng tỏ điều đó: Rặng liều đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng. Bài làm: Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca. Thi nhân ...

– Đề bài: Trong bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu dùng hình ảnh liễu để chỉ mùa thu có gì khác với thơ ca truyền thống? Sự sáng tạo đó đã đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào cho bài thơ? Phân tích hai câu thơ đầu để làm sáng tỏ điều đó:

Rặng liều đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Bài làm:

Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca. Thi nhân thường dùng những biểu tượng để nói về mùa thu:

Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu.
(Một lá ngô đồng rụng
Ai cũng biết thu về).

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”, trong Thu điếu, Nguyễn Khuyến thấy “Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”, trong Tiếng thu, Lưu Trọng Lư nghe “Lá thu rơi xào xạc 1 Con nai vàng ngơ ngác – Đạp trên lá vàng khô”, còn trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu lại cảm nhận bước chân mùa thu vể qua hình ảnh một rặng liễu ven hồ:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Đó là răng liễu thu, rặng liễu tâm hồn 1 một biểu tượng thu mới mẻ trong thơ Xuân Diệu đã thành một ấn tượng không phai mờ trong lòng người đọc 70 năm qua.
Trong thơ ca truyền thống, người ta không dùng liễu để nói về mùa thu mà chỉ dùng các biểu tượng lá vàng (“Sân ngô cành bích đã chen lá vàng” – Kiều) hoặc hoa cúc, loại hoa đặc trưng của mùa thu:
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
(Thu hứng, Đỗ Phủ bản dịch của Nguyễn Công Trứ)
Tóm lại, màu vàng được xem như dặc trưng của mùa thu, tín hiệu báo mùa thu dã vẻ: “Ô hay! Buồn vương cây ngô dồng / Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông …” (Bích Khê).

Liễu chỉ dùng để chỉ người con gái đẹp, yểu điệu (“liễu yếu đào tơ”) hoặc đi vào một điển tích văn học, kiểu như:

Khi về hội liễu Chương đài
Cành xuân đả bi cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)

Dường như không có nhà thơ cổ điển nào lại dùng liễu để chỉ mùa thu. Vậy mà nhà thơ lãng mạn (hiện đại) Xuân Diệu lại dùng chính hình ảnh này để nói về mùa thu, và không chỉ dùng theo lối tượng trưng mà theo cách tả thực thành một hình ảnh liễu – mùa – thu đầy ấn tượng và cứ sức ám ảnh dai dẳng trong lòng người:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Mừa thu những năm 30 của thế kỉ trước, Xuân Diệu đang ở Hà Nội trong tâm trạng một thanh niên mất nước và hẳn là những rặng liễu ven hồ đã đem đến cho thi nhân lãng mạn này một nỗi buồn tẽ tái thê lương. Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Rặng liễu mềm mại, thướt tha vốn đã gợi nét buồn, đi vào hồn thơ Xuân Diệu lại càng buồn hơn nữa. Không còn là rặng liễu thiên nhiên, nó đã trở thành rặng – liễu – tâm – hồn của nhà thơ. Dưới mắt ông, rặng liều đứng chịu tang thật buồn bã, mà mỗi giọt sương thu đọng trên lá liễu giống như những mái tóc buồn đang buông xuống hàng ngàn giọt lệ. Nỗi buồn thu đã vỡ ra thành tiếng khóc và đọng lại thành nước mắt. Nhà thơ đã hình tượng hóa rặng liễu thành những con người mang hồn người đầy sức ám ảnh. Một rặng liễu đứng chịu tang đang khóc trước mùa thu của đất nước, và đấy chính là tâm trạng của Xuân Diệu khi “mùa thu tới”. Phải thừa nhận đây là một hình ảnh đầy sáng tạo của thỉ nhân, khiến cho dưới ngòi bút thơ ông, liễu đã đi vào mùa thu với tư cách như là một biểu tượng. Một biểu tượng thật mới mẻ lần đầu tiên xuất hiện trong thơ thu bằng hình ảnh liễu, mà vẫn đứng được bằng ấn tượng mạnh mẻ, và không những thế, vẫn sống được lâu bền trong lòng độc giả yêu thơ qua hơn bảy thập kỉ từ những năm 30 của thế kỉ trước cho đến tận hôm nay, và chắc chắn nó còn đồng hành với chúng ta đi đến tương lai, Ta hỉểu, đó là sức mạnh của hình ảnh thơ, vừa độc đáo vừa sáng tạo đó còn là sức mạnh của âm điệu, nhịp điệu thơ để tạo ra một nhạc điệu, một giai điệu thơ Xuân Diệu trong câu thơ rất tài hoa này. Hãy đọc lại và lắng nghe:

Rặng liễu / đìu hiu / đứng chịu tang
Tóc buồn / buông xuống / lệ ngàn hàng.

Cũng là nhịp thơ 2 – 2 – 3 quen thuộc trong câu thơ 7 chữ của “thơ mới”, nhưng có phải nó có một nhạc điệu riêng trong đó, nhờ nghệ thuật láy âm tài tình của tác giả? Ba cặp láy âm: Âm iu (liêu – đìu – hiu – chịu), âm ang (tang – ngàn – hàng), âm uông ( buồn – buông – xuống) khiến cho các chữ thơ như quyện chặt vào nhau, đính vào nhau, và đặc biệt ba chữ âm ang (Âm mà) lại là thanh khống dấu và dấu huyền đứng ở cuối hai dòng thơ đã tạo nên một nhạc điệu buồn mênh mang lan tỏa mà thấm thía lắng sầu. Câu thơ không thể đọc nhanh mà phải đọc chậm theo một nhịp dàn trái từng chữ lên bổng xuống trầm du dương thú vị. Nhạc điệu câu thơ đã tôn thêm hình ảnh thơ, hỗ trợ đắc lực cho hình ảnh thơ, làm cho hỉnh ảnh thơ theo nhạc điệu mà quyện chặt vào lòng người, ngân nga mải trong trái tim độc giả. Đúng là hai câu thơ rất đặc trưng và rất tài hoa của Xuân Diệu, tiêu biểu cho “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”’ (Hoài Thanh).

phan tich bai tho day mua thu toi xuan dieu

Trong “ngôi nhà thơ thu” của dân tộc, bên cạnh nhừng câu thơ “long lanh đáy nước in trời” của Nguyễn Du, chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, cái ‘Tiếng thu” để đời của Lưu Trọng Lư, và sau này, những câu thơ trong sáng về mùa thu của Nguyễn Đình Thi,… rặng liễu thu buồn của Xuân Diệu đã gốp một nét thu độc đáo vào mùa thu đảt nước, làm giàu thêm những mùa thu dân tộc trong tâm hổn ta.

0