Phân tích hai câu kết bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống
Đề bài : Kết thúc bài thơ "Đề đền Sầm Nghi Đống", Hồ Xuân Hương viết : " Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!" Em hãy bình luận nội dung hai câu thơ trên. Bài làm Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong xã hội phong kiến, đã từng ...
Đề bài: Kết thúc bài thơ "Đề đền Sầm Nghi Đống", Hồ Xuân Hương viết :
" Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!"
Em hãy bình luận nội dung hai câu thơ trên.
Bài làm
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong xã hội phong kiến, đã từng được mệnh danh là " Bà chúa thơ Nôm ". Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của người phụ nữ trong chế độ cũ, lên tiếng đòi quyền bình đẳng, phản kháng sự coi khinh người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Tiếng nói ấy đã vang lên trong bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống của bà :
Vì đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
Đây là hai câu thơ cuối trong bài thơ, nó thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ của tác giả đối với những trang nam nhi vô dụng nói chung và đối với tướng giặc hèn hạ Sầm Nghi Đống nói riêng. Đồng thời hai câu thơ cũng là tiếng nói tự tin của người phụ nữ. Nếu họ được đổi phận làm trai thì há chịu thua một đấng nam nhi nào, thì sự nghiệp anh hùng chẳng phải chỉ như vậy. Đọc hai câu thơ chúng ta đều đồng tình với thái độ, với tiếng nói của Hồ Xuân Hương , của người phụ nữ sống trong xã hội có nam có nữ, người phụ nữ khát khao được sống bình đẳng, được có quyền ngang hang với đàn ông để mang trài trí của mình ra giúp nước. Họ tin rằng mình cũng có thể lập nên sự nghiệp vẻ vang. Người phụ nữ lên tiếng chống đối lại chế độ " trọng nam khinh nữ ". Tiếng nói ấy là rất đúng. Đó là tiếng nói chung của ngưởi phụ nữ muốn đập bỏ tư tưởng nam quyền, coi khinh phụ nữ để vươn lên sự công bằng, bình đẳng, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ là người phải chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhất. Họ bị khinh rẻ chà đạp, họ không có quyền tham gia các công việc xã hội. Nhiều người phụ nữ tài ba, giỏi dang, hiểu rộng, biết nhiều hơn bao nhiêu người đàn ông khác, nhưng vẫn bị khinh rẻ vì họ là đàn bà. Xã hội cứ coi trọng một đàn ông dốt nát hơn một người đàn bà tài giỏi. Tài năng của người phụ nữ không được xã hội thừa nhận, họ không có quyền tham gia việc nước. Hồ Xuân Hương và bao nhiêu phụ nữ tài trí hơn mình mà vẫn phải chịu cảnh " bảy nổi ba chìm " lênh đênh trong xã hội thối nát. Do đó người phụ nữ trong mong ước trở thành nam nhi để có thể lập sự nghiệp anh hùng. Họ muốn quẫy đạp, muốn thoát ra khỏi sự tù túng của xã hội, thoát ra khỏi tư tưởng phong kiến đã vùi dập họ. Nhưng chế độ xưa có nhiều bất công, người phụ nữ không được làm những điều mình muốn. Tuy vậy họ vẫn tự tin, vẫn khao khát được quyền bình đẳng. Cách nhìn của tác giả về người phụ nữ rõ rang là mới mẻ. Người phụ nữ không chỉ thủy chung, đảm đang, mà còn là người phụ nữ anh hùng. Rõ Ràng Hồ Xuân Hương có cái nhìn tiến bộ đối với phụ nữ trong chế độ cũ, bà lên tiếng khẳng định phẩm hạnh và tài năng của những người cùng giới.
Hai câu thơ đó là tiếng nói tự tin của người phụ nữ, là sự khinh bỉ của họ đối với hạng người mang hình dáng nam nhi không xứng mặt nam nhi. Trong bài thơ tác giả muốn đổi phận làm trai để tạo lập sự nghiệp anh hùng. Đó là một tư tưởng mới trong xã hội phong kiến, nhưng chẳng cần "đối phận làm trai " người phụ nữ vẫn làm nên sự nghiệp, nếu như họ có ý chí quẫy ra khỏi sự rang buộc vô lý của xã hội, Trong lịch sử đã có nhiều tấm gương phụ nữ anh hùng như bà Trưng vì nợ nước, thù nhà đã nổi dậy lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi quân xâm lược, để đến nay chúng ta còn thấy tự hào. Rồi bao người phụ nữ khác như Triệu Thị Trinh, như vợ Đề Thám, rồi vợ Cai Vàng đã lập nên sự nghiệp anh hùng đâu cần phải đổi phận làm trai. Rõ ràng Hồ Xuân Hương mới chỉ mơ ước " Ví đây " chư chưa khẳng định thực hiện, chưa dám quẫy đạp, phá tan luật lệ cổ hủ của chế độ phong kiến để giành lấy quyền bình đẳng cùng sánh vai ới nam nhi làm nên sự nghiệp anh hùng. Mặt khác, sự nghiệp anh hùng đâu chỉ là đánh giặc, việc quốc sự, mà còn thể hiện ở những cái bình dị nhất trong đời thường. Chính Hồ Xuân Hương đã làm nên sự nghiệp. Sự nghiệp văn chương đến ngày nay chúng ta không khỏi khâm phục. Bằng ngòi bút của mình Xuân Hương đã kích tầng lớp quan lại thối nát, sa đọa, mỉa mai những kẻ vô dụng bất tài, và biết khám phá ra vẻ đẹp của những lớp người bị khinh rẻ. Rõ ràng Xuân Hương là một trong số phụ nữ trong xã hội cũ đã lập nên sự nghiệp anh hùng trong lĩnh vực văn chương. Tuy nhiên những người phụ nữ trong thơ bà vẫn chưa vượt được sự bế tắc, bà vẫn chỉ mơ ước thôi chứ chưa có hành động phản kháng, một phần, có lẽ do những hạn chế của tư tưởng phong kiến không phải là không có trong nữ thi sĩ nổi danh này. Người phụ nữ thời nay đã khác nhiều so với phụ nữ thời xưa, xã hội đã mang đến cho họ sự bình đẳng, công bằng, họ có thể trực tiếp tham gia vào các công tác xã hội. Xã hội chúng ta đã thực sự cởi bỏ những ràng buộc xưa cho người phụ nữ, tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng .
"Bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương là người đã góp phần tích cực vào tiếng nói phản kháng xã hội của người phụ nữ xưa, là người đã lên tiếng đòi quyền bình đẳng mơ ước được cống hiến cho nước non. Tư tưởng hết sức tiến bộ ấy của bà quả là hiếm thấy trong xã hội cũ. Hai câu thơ kết ở bài Đề đền Sầm Nghi Đống của bà là một nấc đánh giá bước đầu vươn lên sự bình đẳng của người phụ nữ .