21/02/2018, 08:22

Phân tích đoạn trích ” cảnh ngày xuân” để thấy được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong ” truyện Kiều”

Phân tích đoạn trích ” cảnh ngày xuân” để thấy được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong ” truyện Kiều”. Xem thêm: Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn ...

Phân tích đoạn trích ” cảnh ngày xuân” để thấy được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong ” truyện Kiều”.

Xem thêm:

Cảnh ngày xuân

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm ” Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. ” Truyện Kiều” là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đạo thành của nghệ thuật văn chương. Chỉ xét về bút pháp tả và gợi Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi. Điều nay được thể hiện qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” nằm ở phần I, ” gặp gỗ và đính ước” của Thúy Kiều. Có thể nói đây là một đoạn trích thành công nhất trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du.

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân với vẻ đẹp riêng: hữu tình, hữu sắc, hữu hương, lên thơ.

” Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Bằng bút pháp chấm phá kết hợp với gợi tả, hai câu thơ đầu vừa gọi không gian, vừa gợi thời gian. Nhưng không gian ấy không tĩnh mà rất sống động bởi hình ảnh ” con én đưa thoi”. Trước hết đây là một hình ảnh tả thực, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng chao đi chao lại giữa bầu trời trong sóng. Nhưng đồng thời nó còn là hình ảnh ẩn dụ, ngụ ý. Chỉ thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh. Mùa xuân có chín mươi ngày, mới đó thôi mà giờ đã sang tháng ba, gợi sự nuối tiếc trong lòng người. Sau đó hình ảnh ” con én đưa thoi” là thiều quang, thiều quang gợi lên cái mùa hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời. Đặc biệt bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân là ở hai câu thơ:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “

Ở đây Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo câu thơ cổ của trung quốc ” cỏ thơm liền với trời xanh – trên cành lê có mấy bông hoa”, thay vì dùng từ cỏ thơm Nguyễn Du đã dùng từ ” cỏ non” để tô đậm màu sắc – màu xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Đó là gam màu nền của bức tranh xuân, trên thảm cỏ xanh ấy, điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. Từ ” trắng” được đảo lên trước gây ấn tượng mạnh, tuy chỉ là một vài chấm trắng nhỏ nhưng lại là điểm nhấn nổi bật tỏa sáng trên toàn cảnh. Như vậy, màu sắc có sức hài hòa đến tuyệt mĩ. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng, thanh khiết. Chữ ” điểm” làm cho bức tranh xuân thêm sống động, có hồn chứ không tĩnh tại.

Cảnh ngày xuân là bức tranh hoa lệ mà Nguyễn Du để lại cho đời, to điểm cho cuộc sống mỗi chúng ta, đồng thời nó cũng tương hợp với tâm trạng náo nức chung của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân.

Tám câu thơ tiếp theo, tác giả gợi khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh. Trong ngày thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ – đi viếng mộ sửa sang quét tước phần mộ của người thân, hội đạp thanh – dẫm lên cỏ non ở trốn đồng quê:

“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Cảnh chảy hội mùa xuân diễn ta tưng bừng náo nhiệt, trên các lẻo đường gần xa, những dòng người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội trong niềm vui nô nức, bao tài tử, giai nhân dập dìu vai sánh sai nhịp bước.

“Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Nguyễn Du tài tình khắc họa khung cảnh lễ hội mùa xuân bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, một loạt các từ láy, từ ghép và danh từ, động từ, tính từ xuất hiện. Các danh từ: ” chị em, yến anh tài tử gia nhân” diễn tả sự đông vui, nhiều người đến dự hội. Các động từ ” sắm sửa, dập dìu” gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội. Các tính từ “gần, xa, nô nức” làm rõ hơn tâm trạng của người đi dự hội. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng cách nói ẩn dụ ” yến anh”, hoán dụ ” ngựa xe, áo quần”. Tất cả đều làm sống dậy không khí lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt diễn ra trên mọi miền đất nước. trẻ trung và xinh đẹp, trang trọng và phong lưu. Ai đã từng đi hội Chùa Hương, hội Lim, hội Yên Tử… mới thấy hết được cái hay, cái đẹp, cái vui, cái tưng bừng tươi trẻ trong hội đạp thanh mà Nguyễn Du từng nói tới.

Đồng thời qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều tác giả khắc họa một nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa: Tết thanh minh người ta sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa quần áo mới vui hội đạp thanh mọi người rắc những con thoi vàng vó, đốt giấy tiền vàng để tưởng nhớ người đã khuất.

“Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sáu câu thơ cuối bài là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về, cảnh đẹp nhưng thoáng buồn vì nhuốm màu tâm trạng của con người.

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Cảnh vẫn mang cái thanh diu của mùa xuân. Ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ một dịp cầu nhỏ nhỏ bắt ngang, ta thấy mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, tuy nhiên cái không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội không còn nữa tất cả đang nhạt dần, lặng dần.

Cảnh mua xuân trong sáu câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có nét khác biệt bởi không gian và thời gian đã thay đổi nhưng điều quan trọng hơn cả là cảnh đã được nhìn qua tâm trạng của con người. Ngày tàn sao chẳng buồn, hội tàn sao chẳng buồn? một loạt từ láy tà tà, thơ thẩn thanh thanh, nao nao trong câu thơ “Nao nao dòng nước uốn quanh” cho thấy cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên, cảnh nhuốm màu tâm trạng con người.

Có thể nói sáu câu thơ cuối bài thơ là bức họa chiều xuân đẹp được nhìn qua tâm trạng con người, Nguyễn Du đã viết
” tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”

Nói tóm lại bằng những từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” Nguyễn Du đã gợi lên tư tưởng của người đọc một bức tranh thiên nhiên, cảnh lễ hội xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống cũng là một đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thành công nhất của ông. Ông không những là một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc mà còn là một nhà họa sĩ ngôn từ tài tình. Qua đây chúng ta hãy biết cách yêu quý thiên nhiên và giữ gìn phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc” Uống nước nhớ nguồn”

Từ khóa tìm kiếm:

Những bài văn lớp 9 hay, những bài văn mẫu lớp 9 hay, truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn trích ” cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du, phân tích đoạn trích” cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du, nhung bai van lop 9 hay, nhung bai van mau lop 9 hay, truyen Kieu cua Nguyen Du, phan tich doan trich “canh ngay xuan” cua Nguyen Du

0