Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh trong chương trình văn học lớp 8. Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh trong chương trình văn học lớp 8. Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn trong chương trình văn học lớp 8.
Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là cảnh người dân ra khơi đánh cá:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. ”
Trước hết là bốn câu thơ đầu mở ra một không gian làng chài với thời gian là buổi sáng sớm. bốn câu thơ hay chính là bốn nét giới thiệu cũng như miêu tả bức tranh làng chài của nhà thơ. Quê hương tác giả không có vị thơm mát của những cánh đồng lúa tươi non, không có vị hoang sơ thần bí như trên những vùng đất núi, cao nguyên rộng lớn mà có một vị mặn mà nồng ấm của biển. chính vì điều kiện thiên nhiên đã quyết định đến công việc mưu sinh của làng đó là nghề chài lưới:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Nghề nghiệp ấy không phải đến bây giờ mới có mà nó được lưu truyền lại từ thời cha ông. Nói cách khác đó là một nghề truyền thống của nơi đây và có lẽ cho đến bây giờ họ vẫn giũ những làng nghề truyền thống ấy. Làng của nhà thơ hiện lên với những nét đẹp của con thuyền và biển, nước bao vây hay chính là sống trên nước ngay cả khi trời yên bể lặng hay những lúc sóng to gió lớn trên biển. bờ biển ấy khiến ta nhớ đến câu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh khi lãng mạn hóa hình ảnh tình yêu của người con gái mênh mông rộng lớn như những con sóng ngoài biển khơi không khi nào ngừng dạt dài vỗ về:
“ Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Hay hình ảnh con thuyền và biển:
“ Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ”
Có thể nói hình ảnh biển đã trở vào thi ca không biết bao nhiêu lần như thế và đến bây giờ một lần nữa trở vào thơ Tế Hanh nhưng không phải là biển với nghĩa tình yêu mà là quê hương bao la dạt dạo như tình mẹ- một người mẹ của cội nguồn. buổi sáng tinh mơ diễn ra trên biển thật đẹp và dịu êm đến nhường nào. Đó là màu của bầu trời trong xanh, đó là cái mát lạnh sảng khoái của gió biển, đó còn là màu hồng nhạt của bầu trời khi màn đêm khẽ đi và bình minh chợt đến. khi ấy không chỉ là bắt đầu một ngày mới tốt đẹp của đất trời mà khi ấy con là bắt đầu một cuộc hành trình của người dân làng chài đi đánh cá. Trong không khí tuyệt vời của buổi sớm mai ấy, mọi nhọc nhằn của cuộc sống như được vất hết sang mọt bên thay vào đó là cảm giác tươi vu, dễ chịu cho một ngày mới đang đến với những công việc tuy quen thuộc mà không nhàm chán tí nào. Đại dương xanh thẳm kia như một cái thế giới mà người dân nơi đây thỏa sức chinh phục thiên nhiên. Bởi biển dẫu có lúc hiền khô dạt dào như thế nhưng cũng có lúc lại cáu gắt mà hung hăng với những ngọn sóng thần. Thế nhưng những con người nơi đây không chỉ ngày đêm bám biển mà họ còn phát triển được nghệ chài lưới mãi về sau. Đó phải chăng là sức khỏe cũng như trí tuệ phi thường của người dân quê hương nhà thơ. Và trong buổi bình minh tuyệt đẹp ấy xuất hiện hình ảnh những chàng trai khỏe mạnh da nâu vì gió biển bắt đầu một hành trình đánh cá cho một ngày mới:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
Sang bốn câu thơ tiếp nhà thơ vẽ lên một bức tranh trên biển với những hình ảnh rất đỗi mạnh mẽ và đẹp:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. ”
Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “ phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng.
Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.