Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí và Ánh Trăng
Phan tich nghe thuat xay dung hinh anh trong bai tho Dong chi – Đề bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). Trong một cuộc gặp gỡ với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Văn ...
Phan tich nghe thuat xay dung hinh anh trong bai tho Dong chi – Đề bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). Trong một cuộc gặp gỡ với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Văn hóa cũng là một mặt trận và văn nghệ sĩ chúng ta cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Theo lời dạy của Bác, không ít các nhà văn, nhà thơ vừa cầm bút vừa cầm súng. ...
– Đề bài: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Trong một cuộc gặp gỡ với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Văn hóa cũng là một mặt trận và văn nghệ sĩ chúng ta cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Theo lời dạy của Bác, không ít các nhà văn, nhà thơ vừa cầm bút vừa cầm súng. Tài năng của họ được bồi đắp và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống ngoại xâm đau thương mà hào hùng của dân tộc.
Chính Hữu với bài thơ Đồng chí sáng tác trong thời kì 9 năm chống thực dân Pháp đã ghi một cái mốc đáng nhớ vào quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên, chân dung anh bộ đội Cụ Hồ được tác giả miêu tả bằng bút pháp tả thực thông qua lời kể của nhân vật về mình và đồng đội.
Bài thơ mở đầu bằng giọng điệu tâm tình mộc mạc, tự nhiên.
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Đó là lời tâm sự của hai người lính xa quê vào những phút nghỉ ngơi sau chặng đường dài hành quân vất vả hay sau một trận đánh ác liệt tiêu diệt quân thù.
Đáp lời sông núi, hàng triệu thanh niên nông dân tình nguyện gia nhập quân đội, chiến đấu để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, chiến sĩ ta đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Một tình cảm mới mẻ nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc, thiêng liêng. Đó là tình đồng chí.
Nhà thơ Chính Hữu tỏ ra khá nhạy cảm khi phát hiện điều làm cho những người tưởng chừng xa lạ dễ xích lại gần, dễ hiểu nhau hơn, đó chính là tình cảm và những câu chuyện kể về quê hương của mỗi người. Quê hương anh là vùng nước mặn đồng chua ven biển. Làng tôi là một làng trung du. Chúng ta sinh ra và lớn lên từ những chốn quê nghèo như thế nhưng rất giàu lòng yêu nước, thương nòi. Để lại sau lưng lũy tre, cây đa, giếng nước, mái nhà tranh, thửa ruộng, mảnh vườn,… chúng ta cùng lên đường chiến đấu chống xâm lăng.
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hai bài thơ sáng tác ở hai thời kì khác nhau nhưng cùng về đề tài người lính. Đặt hai hình tượng thơ song song, ta sẽ thấy chúng bổ sung cho nhau để hoàn thiện bức chân dung về đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của những con người trực tiếp cầm súng bảo vệ non sông, đất nước.
Theo: Thu Hương