04/06/2017, 22:46
Phân tích bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai chế độ thực dân, phong kiến qua chương XVIII “Tức nước vỡ bờ” trích từ tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Tắt đèn là tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố viết về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Giống với những tác phẩm tiêu biểu thời kì mặt trận dân chủ như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Giông tố và Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng đã nhìn con người trên tinh thần giai cấp. ...
Tắt đèn là tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố viết về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Giống với những tác phẩm tiêu biểu thời kì mặt trận dân chủ như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Giông tố và Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng đã nhìn con người trên tinh thần giai cấp.
Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.
Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.
Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.
Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.
Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra .Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó.
Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan, Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Ý chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khèo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị”. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.
Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đằng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” .Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm. Vừa thấy anh run rẩy cất bát cháo, cai lệ rủa sả: “Ông tưởng mày chét đêm qua, còn sống đấy à?" Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: "Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thi ông sẽ dỡ cả nhà mày đi".
Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng. Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói, hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.
Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.
Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.
Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.
Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.
Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan, Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Ý chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khèo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị”. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.
Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đằng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” .Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm. Vừa thấy anh run rẩy cất bát cháo, cai lệ rủa sả: “Ông tưởng mày chét đêm qua, còn sống đấy à?" Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: "Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thi ông sẽ dỡ cả nhà mày đi".
Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng. Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói, hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.
Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.