Phân tích bài thơ Vội vàng
Phân tích bài thơ Vội vàng Tài liệu ôn luyện môn Văn PHÂN TÍCH BÀI THƠ VỘI VÀNG - Ngữ văn lớp 11 thuộc môn Ngữ văn lớp 11 là tài liệu phân tích đầy đủ chi tiết bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu, ...
Phân tích bài thơ Vội vàng
PHÂN TÍCH BÀI THƠ VỘI VÀNG - Ngữ văn lớp 11
thuộc môn Ngữ văn lớp 11 là tài liệu phân tích đầy đủ chi tiết bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu, giúp các bạn học tập, nghiên cứu tốt tác phẩm, đồng thời cũng là tài liệu luyện thi đại học môn Văn, ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiệu quả.
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong Vội vàng của Xuân Diệu
1/ Yêu cầu chung:
- Mở bài: nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu chủ đề mình muốn nói (vội vàng" là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn
thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt".
- Thân bài: phân tích bài thơ Vội vàng (đồng thời phải diễn giải, dẫn chứng cho chủ đề là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn thơ
yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt...
- Kết bài: Kết luận bài thơ và đồng cảm với nhà thơ về quan niệm sống, tuổi trẻ.
2/ Bài văn tham khảo
Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lại rung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời trong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn mê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì!Làm thơ xuân vốn là một truyền thống của thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng. Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cá nhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với “khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùaxuân là cả một mùa xanh…”. Nhưng có lẽ Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa xuân tất cả cái rạo rực đắm say của tình yêu. Vội vàng là lời tâm tình với mùa xuân của trái tim thơ tuổi hai mươi căng nhựa sống.