02/06/2017, 23:41

Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương (Bài 3)

Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhất là bài “viếng lăng Bác”. Bài thơ được sáng tác trong thời gian ...

Viễn Phương là một nhà thơ có tiếng, quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền nam từ thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ hay nhưng đặc sắc nhất là bài “viếng lăng Bác”.

Bài thơ được sáng tác trong thời gian sau khi cuộc kháng chiếc chống mĩ kết thúc thắng lợi, dất nước thống nhất, lăng Bác cũng vừa khánh thành,Viễn Phương vinh dự ra thăm miền bắc, vào lăng viếng bác. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của mình, nhà thơ đã cho ra đời bài thơ “ viếng lăng Bác” và được in trong tập thơ”Như mây mùa xuân”.
 
Ở khổ thơ đầu, nội dung chính là cảm xúc của tác giả trước cảnh vật ngoải lăng Bác.
 
“Con ở miền nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
 
Khi tác giả từ miền Nam ra Hà Nội thăm bác, ông đã có một lời giới thiệu thật gọn” Con ở miền Nam ra thăm lăng bác”, Viễn Phương đã thể hiện lòng thành kính của mình đối với Bác qua từ” con” và địa danh nơi t/g sinh sống”niềm nam”lại càng làm nổi bật sự xúc động dạt dào của nhà thơ. Miền Nam-nơi chiến trường xưa, nơi Bác mong muốn vào thăm khi nước nhà thống nhất. Thế nhưng điều đó chưa kịp thực hiện thì Bác đã mãi mãi đi xa. Để bây giờ, t/g- người con của miền Nam lại phải lên thăm lại người cha giả kính yêu. t/g đã rất cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ của mình”thăm lăng bác”, trong lòng nhà thơ vẫn luôn sống mãi với cuộc đời và với công lao của Người dành cho đất nước và dân chúng. Khi t/g bước vào trong khuôn viên lăng, cảnh đầu tiên t/g thấy chính là cây tre”đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”. Tre nhiều và bạt ngàn khiến cho t/g phải ngạc nhiên mà cất tiếng kêu “Ôi!”. Hàng tre thẳng tắp, xanh bóng lại uy nghiêm và nghiêm trang, ko lung lay khi bão táp mưa sa:. Tre tượng trưng cho DT , đất nước VN kiên trì, bất khuất, bền bỉ và dũng cảm. Hàng tre bao quanh lăng bác như đang canh giữ giấc ngủ cho Bác. Chỉ trong vòng 4 câu thơ thôi mà t/g đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của mình qua những từ ngữ thật giàu tính biểu cảm và sử dụng những nghệ thuật thật đặc sắc như tượng trưng, ẩn dụ.
 
Khổ thơ hai thể hiện cảm xúc của t/g trước dòng người vào lăng viếng bác.
 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
 
Nhà thơ dùng hình ảnh” mặt trời đi qua trên lăng” để mở đầu cho cảm xúc của mình. “ mặt trời” dường như đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng hình ảnh này được nhắc đến trong thơ của Viễn Phương lại sinh động hơn nhiều qua động tác “đi, thấy”. T/g đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật độc đáo. “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. “ mặt trời trong lăng” là một hình ảnh ẩn dụ đẹp chỉ Bác.Ở câu thơ này nhà thơ đã ca ngợi công lao của bác và bày tỏ niềm tự hào, sự tôn kính đối với Bác. “ngày ngày dóng người đi trong thương nhớ”. Điệp ngữ “ngày ngày”, chỉ sự liên hoàn , từ ngày này sang ngày khác, thời gian nối tiếp trôi.
 
“Dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân”
 
Là một hình ảnh tả thực, dòng người đến viếng Bác đông, trông như những tràng hoa. Không những vậy, nhà thơ còn kết hợp với hình ảnh ẩn dụ , tượng trưng để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân VN nói chung và nhân dân TG nói riêng.”bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ về tuổi thọ của bác. Hai cặp câu cuối đã thể hiện thật rõ ràng sự tôn kính của nhân dân VN đối với Bác qua điệp ngữ liên hoàn, hình ảnh ẩn dụ và tả thực xen với hình ảnh nhân hóa thật độc đáo của Viễn Phương.
 
Khổ ba thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của t/g khi vào viếng lăng bác.
 
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
 
Khi t/g bước vào lăng t/g đã thấy” bác nằm trong giấc ngủ bình yên”, ông tưởng như Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. nhà thơ đã liên tưởng ánh đèn quanh Bác là ánh sáng của trăng. Dường như nhà thơ rất am hiểu về Bác thì phải, vì lúc sinh thời Bác đã từng xem trăng là người bạn tri kỉ, vui buồn có nhau và Người đã sáng tác rất nhiều bài thơ về trăng. Cho nên, khi nhìn thấy ánh sáng đèn thì t/g liền nghĩ ngay đến ánh trăng. Nhà thơ đã giúp cho trăng và bác lại trở thành bạn tri kỉ. lí trí của t/g bây giờ rất rõ là bác đã mất thế nhưng ông vẫn phải thốt lên rằng:
 
”Vẫn biết trời xanh là mãi mãi.
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
 
“trời xanh” là một ẩn dụ đẹp chỉ bác hồ, nhà thơ luôn  cho rằng Bác ko bao giờ mất, Bác chỉ đang ngủ thôi, bác mãi truồng tồn, vĩnh cửu trong lòng nhân dân VN và nhất là t/g. nhưng sự thật vẫn là sự thật, cho dù đó là diều quá đau lòng. Bác đã mãi mai đi xa, bác đang ngủ một giấc ngủ thiên thu  và t/g thậ sự qua đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau lòng khi biết điều này và cảm thấy đau nhói ở trong tim. Khổ thơ đã diễn tả sự đau đớn của t/g khi thấy Bác đã qua đời qua những nghệ thuật đặc sắc.
 
Khổ bốn thể hiện tâm trạng của t/g khi sắp phải rời xa lăng bác.
 
“Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
 
Đang ở trong lăng viếng bác mà t/g đã nghĩ đến “ mai về miền nam”, tâm trạng luyền tiếc, ngậm ngùi, ko muốn rời xa lăng bác. Lòng ông đau như cắt, nước mắt trào ra khi nhà thơ nghĩ đến điều đó. Nên t/g có một ước nguyện là làm con chim để hót cho Bác nghe. Nhưng t/g sợ con chim rồi cũng sẽ bay đi mất, nên t/g lại muốn làm đóa hoa  để tỏa ngát hương thơm, làm đẹp cho lăng.Nhưng bông hoa rồi cũng sẽ tàn, nên t/g đã ước muốn mình làm cây tre bên lăng Bác, để bảo vệ lăng và đóng góp phần nhỏ bé của mình- người con hiếu thảo- cho người cha già kính yêu và càng được làm rõ qua diệp từ “muốn làm”, nhà thơ khao khát được bên bác, những hình ảnh ẩn dụ một lần nữa lại bổ sung thêm nghĩa trung hiếu của t/g đối với Bác Hồ.
 
Tóm lại, bài thơ là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương, ko những thành công trong việc kết hợp thật độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, mà cô đúc, mà ko phải ai cũng có thể sáng tạo như thế được, và đó chỉ có thề là Viễn Phương.

0