31/05/2017, 12:03

Phân tích bài thơ Về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Phan tich bai tho ve Tieu doi xe khong kinh – Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã gợi cho em những suy nghĩ gì? Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ về tiểu đội xe ...

Phan tich bai tho ve Tieu doi xe khong kinh – Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã gợi cho em những suy nghĩ gì? Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Câu thơ tự nhiên như một lời nói thường ...

– Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã gợi cho em những suy nghĩ gì?

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Câu thơ tự nhiên như một lời nói thường ngày, mang đậm chất văn xuôi:

Không có kính không phải vì xe không có kính.
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Chiến tranh khốc liệt của giặc Mĩ, “bom giật”, “bom rung” đã gây ra bao tổn hại cho những chiếc xe ấy. Và nó còn gợi lên    cảm giác rằng tính mạng của người lính cũng luôn bị đe dọa.

Một sự đối lập khá độc đáo được tác giả sử dụng trong đoạn thơ này: đi trong mưa bom bão đạn mà người lính vẫn luôn ung dung, bình thản. Người lính thật khẳng khái, bất chấp bom đạn:

Ung dung buồng lái ta ngồi!
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Đây là một cái nhìn tự do như coi thường tất cả những hiểm nguy và vất vả trong cuộc chiến. Đây là cái nhìn của những con người bản lĩnh. Cái nhìn của người lính trong tiểu đội xe không kính là cái nhìn ung dung, bình thản, tập trung cao độ. Mặc dù xe không kính như thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh, tự tin để ra tiền tuyến, vẫn có cái nhìn ngạo mạn trước hiểm nguy. Người lái xe không kính thật bản lĩnh. Lòng căm thù giặc đã giúp họ vững vàng tay lái để đưa tiểu đội ra tiền tuyến. Tình yêu Tổ quốc đã làm người chiến sĩ bất chấp mọi khó khăn, gián khổ của cuộc chiến tranh. Ý chí chiến đấu đã làm người lính lái xe không cảm thấy vất vả khi xe không có kính. Xe không kính đã làm người chiến sĩ gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên trên đường ra trận:

Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.

Vì không có kính chắn gió nên người lính nhìn thấy rõ hơn. “Con đường chạy thẳng vào tim” – con đường vừa mang giá trị hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng thật độc đáo: con đường đi đã được nâng lên thành con đường cách mạng, con đường ở trong tim của mỗi người chiến  sĩ, con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không có kính là một mất mát lớn nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lính có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên. Không chỉ là mặt đất mà cả bầu trời đầy sao, cánh chim như ùa vào buồng lái:

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.

Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, chính tình yêu thiên nhiên và cả vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn đã giúp người chiến sĩ vượt qua những khó khăn.
Khổ sở là như thế, nhưng đối với người lính thì có hề chi, họ bất chấp mọi hiểm nguy:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.

Hai tiếng “ừ thì” chắc nịch nhưng nhẹ nhàng, không hề phàn nàn, kêu ca. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh cũng không ảnh hưởng đến tinh thần đầy lạc quan của người lính.

Vì xe không có kính nên nắng thì có bụi mà mưa thì xối xả. Ngồi trong buồng lái nhưng chẳng khác nào là ở ngoài trời. Hai chữ “ừ thì” được lặp lại đã khẳng định được thái độ sẵn sàng bất chấp khó khăn, cũng như có bụi thì chưa cần rửa, khi có mưa, áo có ướt cũng chưa cần thay:

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam tạo ra sức mạnh vô biên thúc giục người lính chạy thêm “trăm cây số nữa”. Một qui luật tự nhiên không gì thay thế được: mưa rồi sẽ tạnh, gió sẽ lùa vào, áo sẽ “khô mau thôi”. Những người lính hiện lên trong câu thơ thật hồn nhiên, vui vẻ, lạc quan.
Chính tình yêu Tổ quốc, tinh thần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã tạo ra một sức mạnh lớn lao dể người lính vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy trong cuộc chiến tranh khốc liệt.

Chiếc xe không kính ấy đã chở tiểu đội ra chiến trường miền Nam đánh Mỹ, thống nhất nước nhà. Tuy tác giả không nói ra ngồi trên chiếc xe bị quân thù tàn phá đi ra từ chốn bom rơi ấy là những người lính như thế nào nhưng người đọc đều hình dung được rằng đó là những người dạn dày và gan góc trong bom đạn:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Một sự trẻ trung, yêu đời lại được thể hiện trong một chi tiết ngộ nghĩnh. Họ lại gặp nhạu trên đường đi tới và đã ‘‘bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Tình bạn, tình đồng chí không bị ngăn cách bởi cái không thuận lợi của hoàn cảnh mà trái lại nó càng khăng khít hơn, tiếp thêm sức mạnh cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

Tình đồng chí, đồng đội giữa những người, lính Trường Sơn đã được thể hiện một cách sâu sắc, họ là những người cùng chí hướng:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.

Giữa đất trời tự do phóng khoáng, họ cùng nhau dựng bếp Hoàng Cầm, cùng nhau xây dựng lí tưởng, cùng nhau nhóm ngọn lửa cách mạng. Không cần lạ quen, chỉ cần “chung bát đũa” là những người lính có thể họp lại thành một gia đình, Vì thế mặc dù xa nhà, xa quê hương đi chiến đấu nhưng người lính không hề cảm thấy cô đơn. Họ mắc võng để nghỉ ngơi, chuyện trò cùng nhau trong những giây phút thanh thản ngắn ngủi rồi lại đi. Điệp ngữ “lại đi” nối tiếp nhau như cuộc đời của những người lính cứ đi về phía trước. Chính nhờ những chuyến đi ấy mà họ lại có cảm giác “trời xanh thêm”. Nó không chỉ có ý nghĩa tả thực mà còn mang ý nghĩa tượng trưng: đó không chỉ là màu xanh của bầu trời mà còn là màu xanh của hòa bình, của hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong chiếc xe đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Các anh đã vượt qua tất cả:

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước.

Những chiếc xe còn thiếu nhiều thứ mà đáng lẽ ra nó cần phải có. Nhưng đó chỉ là những thứ vật chất, nếu thiếu thì các anh vẫn khắc phục được. Các anh đã nhấn mạnh thêm một cái “có” thật cần, đó là lí tưởng cộng sản, lí tưởng yêu nước căm thù giặc:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Đây là “trái tim” của một con người đầy nhiệt huyết chiến đấu vì miền Nam yêu thương, và vì thế xe vẫn băng ra tiền tuyến, mặc dù: “Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”.

Với những câu thơ gần gũi như những lời nói thường ngày đậm chất văn xuôi, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được một hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng băng trên con đường ra trận. Và qua hình ảnh những chiếc xe, tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính gan góc, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm ở Trường Sơn thời chống Mĩ.

0