06/05/2018, 09:27

Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương – Văn mẫu hay lớp 11

Xem nhanh nội dung Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tiền Giang Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh ...

Xem nhanh nội dung

Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tiền Giang

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!

Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể  hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.

Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sau, Hồ Xuân Hương đả bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xê xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ánh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đăm toạc có ý tiếp cái mạch vẩng trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:

Xiên ngang mặt đất/ rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây/ đá mấy hon.

Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mảy. Và đó không phải là hình
ánh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hổ Xuân Hương.

Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ – Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.

Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản cùa tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.

Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, … và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn… để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.

Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vò duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.

Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.

Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.

Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ Đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yèu cầu giải phóng con ngưôi. giải phóng tinh cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở cũa những điều kiện lịch sử – xã hội mới mà thôi.

Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương – Bài làm 2

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam phong phú và đa dạng, nhưng vẫn thiếu bóng dáng người phụ nữ. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là sự hiếm hoi ấy. Thi sĩ Hồ Xuân Hương là người tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống lại nhiều éo le, trắc trở.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những tác phẩm của bà mà tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Tự tình". Hồ xuân Hương một nữ thi sĩ tài ba với phong cách sáng tác thơ nôm tả cảnh ngụ tình sâu sắc cùng ý tứ chân thành nhằm giãi bày tâm sự lòng mình theo giới nghiên cứu hiện còn khoảng 40 bài thơ nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương nữ sĩ còn có tập thơ lưu hương kí, Hồ Xuân Hương là một hiện tựơng khá độc đáo trong lịch sử văn học việt nam đó là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình. Nổi bật trong sáng tác của hồ xuân hương là tiếng nói thưong cảm đối với phụ nữ, là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng sống khát vọng hạnh phúc mãnh liệt trong trái tim họ. và một lần nữa ta bắt gặp điều đó qua những câu thơ rất đỗi chân thành trong bài thơ tự tình 2 trong chùm thơ tự tình dc viết nên từ những cung bậc tình cảm dừơng như đang làm rối bời tâm trạng nhà thơ.

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Trong cái tĩnh mịch u buồn của đêm giá lạnh thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ môt chòi canh xa vọng đến báo hiệu đã nữa đêm, tiếng trống mỗi lúc một dồn dập hơn xa đến gần càng lúc như nhanh hơn trôi theo từng khoảnh khắc của thời gian và rút ngắn tuổi đời của một ng phụ nữ “hồng nhan” nhưng “trơ” đi trứơc cuộc đời trứoc cảnh vật tựa như gỗ đá đã bị mất hết cãm giác vì bao nỗi phiền muộn đợi chờ một thứ hạnh phúc mong manh, giọng thơ trĩu xuống tăng thêm nỗi chán chừơng và cái cô đơn đang bủa quanh tác giả.Cách sử dụng đão ngữ nhấn mạnh thêm sự trơ trọi bẽ bàng và tủi hổ. Trứơc cuộc đời trứơc duyên phận hẩm hiu ng phụ nữ ấy chua xót cho chính mình, thân phận lẻ loi mong manh giữa bao vùi dập của cái xã hội đầy bất công thị phi ngang trái. Thân phận hồng nhan bây giờ phải trải qua những đêm dài cay đắng cho tấm lòng thủy chung vì cuộc tình dang dở.Tiếng thở dài ngao ngán và ý nguyện muốn thoát khỏi nỗi sầu muộn dấy lên trong lòng nhưng cuối cùng cũng rơi vào bế tắc, dừong như nghịch cảnh khôg buông tha cho ng phụ nữ ấy, mựợn rựou quên đi nhưng lại càng nhớ :

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Chén rựơu cầm hững hờ trên tay mặc cho hương nồng của rựơu phả vào mặt xộc vào mũi, tác giả mong rượu có thể giải tỏa hộ nỗi lòng của mình, mong cơn say mau tìm đến để đưa ng đến một nơi yên bình dù trong thời gian ngắn ngủi cũng đỡ hơn khi phải một mình đối diện nỗi cô đơn đang giày xéo tâm can.Nhưng say rồi lại tỉnh cứ chập chờn chập chờn mơ hồ trong cái vòng lẩn quẩn.Thời gian thì cứ trôi tác giả lúc thì tỉnh để nhận ra cái éo le của cuộc đời lúc thì chìm vào cơn say quên đi bao tuyệt vọng, mong mỏi phút giây nào đếy có thể gạt dc tất cả qua một bên để sống với những khao khát của chính mình nhưng mong ứơc bé nhỏ ấy cũng bị cuốn phăng đi vô tình.Nỗi buồn tủi bắt đầu xâm chiếm, bao đêm dài thao thức đợi chờ nhưng vô vọng, chờ nhiều đợi nhiều mà hạnh phúc chẵng bao nhiêu trong khi cái xuân thì ngày càng rời xa tác giả. Vầng trăng xuất hiện để làm chứng nhân cho bao cuộc tình mà sao khi tác giả thấy trăng thì lại không dc tròn đầy mà là hình ảnh đối lập là khuyết, phải chăng cuộc tình này cũng thế chẵng bao giờ có một cái kết trọn vẹn.Đến bao giờ thì trăng mới tròn đến khi nào thì hạnh phúc mới trong tầm tay và bao lâu nữa thì nỗi cô đơn này thôi xuất hiện làm xót lòng.Tác giả khao khát và mong chờ, nỗi niềm đó nhân lên theo ngày tháng, nhưng càng hi vọng thì càng đau khổ, bi kịch có bao giờ dc kết thúc cho những ng phụ nữ quá lứa lỡ thì cùng tình duyên ngang trái trong cái xhpk ngày xưa.Nỗi buồn dâng đầy trong lòng rồi lan tỏa ra không gian khắp bốn bề, khẽ đưa mắt nhìn ra khoảng trống trứoc mặt những hình ảnh thiên nhiên đập vào mắt và như hòa vào tâm trạng nhuốm nỗi buồn phiền của tác giả :

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Câu thơ tả cảnh với cấu trúc tương phản hình ảnh những đám “rêu” bé nhỏ yếu ớt với sức mạnh “xiên ngang” cả lớp đất dày vưon lên với sức sống mãnh liệt hay “đá mấy hòn” nhưng lại có khả năng đâm toạc chân mây trứoc mắt.Thái độ phản ứng khá mạnh mẽ trứoc duyên tình lận đận thể hiện qua cả gịong thơ ngang ngạnh phản kháng và ấm ức.Thiên nhiên trong mắt nhà thơ tiềm ẩn một sức sống đang bị đè nén và đang vươn lên mãnh liệt.Ta thấy rõ dc tác dụng của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở hai câu thơ này, dừơng như có một điểm giống nhau giữa tâm hồn thơ và những hình ảnh thiên nhiên ấy. Rêu và đá bé nhỏ là thế nhưng chúng giống nhau ở sức sống mạnh mẽ vô cùng và nhà thơ cũng vậy. Dù trong hoàn cảnh xót xa nhưng tâm hồn lúc nào cũng tràn đầy một niềm hy vọng, bi kịch dẫu đắng cay nhưng bằng cả nghị lực tác giả vẫn cố gắng gựơng mong chờ vựơt qua để đến bến bờ bình yên cho mình.2 câu thơ hay ẩn dụ dc khát vọng rất lớn không chỉ của riêng hxh mà là tiếng lòng chung của bao số phận hồng nhan hẩm hiu về một cuộc đời hạnh phúc hơn.Dâng tràn trong họ là tất cả hy vọng mong chờ bằng cả niềm tin dù bao nghịch cảnh.Nhưng đáng buồn thay vòng xoay cuộc đời một lần nữa làm ng rơi vào bế tắc.Cuộc đời nhà thơ là những thắng ngày buồn tủi không chỉ một mà đến 2 lần ng đều là vợ lẽ và âu cũng vì vậy mà bao phẫn uất kết tụ đến hồi bộc phát khi thực tại vẫn là bao chua xót não nề.Khao khát dc yêu thương dc sống hạnh phúc như nhữgn ng phụ nữ bình thừơng nhưng càng vô vọng, đêm đã khuya mà nhà thơ vẫn còn trằn trọc thao thức ưu tư, nỗi đau bị dồn tụ khi tác giả nhìn lại chính mình thì cũng là lúc nỗi cô đơn đâng đầy hơn bao giờ hết trong tâm trạng chán chừờng và mệt mỏi thậm chí là thất vọng với sự thực trứơc mắt

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

Tiếng lòng than thở của nhà thơ vang lên qua từ “ngán” dc rõ nét hơn.Mùa xuân có đi rồi cũng đến ngaỳ sẽ quay về với thiên nhiên nhưng còn tình duyên thì mới bao giờ trở lại với con tim chung tình đang chịu nỗi đau.Tuổi xuân ng phụ nữ trôi nhanh nhưng cũng không bằng cuộc tình dang dở, hạnh phúc ngắn ngủi để rồi bây giờ chỉ còn nhà thơ quạnh hiu trong nỗi cô đơn đang ngấm buốt tê lòng.Tình duyên lỡ làng tan vỡ như mảnh vụn chỉ dành nhà thơ dc một chút nhưng lại phải “san sẻ” để còn trong nhà thơ là “tí con con”.Buộc lòng cam chịu cảnh ngộ đơn chiếc đang ngày đêm trải qua sự đợi chờ mỏi mòn.Nỗi đau như thế chưa đủ hay sao mà còn tình cảm nhận dc chẳng những quá ít mà còn quá vô tình, quá hờ hững. Câu thơ tả thực nỗi chua chát ngấm từ trong lòng. Nỗi trống trải cô đơn làm tác giả chán nản nới những mong chờ mà đáp lại chỉ là sự lành lùng tàn nhẫn. Mổi từ như một giọt nứoc mắt rưng rưng chỉ chực trào ra theo những tủi hờn trách móc.Có mấy ai hiểu dc những gì đang hành hạ tâm hồn mỏng manh của người, thấu chăng nơi đây đang có bóng hình chờ và đợi.Đau lắm nhưng cũng phải tự nén lòng và nuốt nghẹn đắng vào trong.Cuộc đời thì cứ đùa cợt trêu đùa với những ng làm vợ lẽ, phải chịu bao phân biệt và bất công có ai thấu hiểu dùm

Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng

Cầm lòng làm mứơn mứơn không công

Cả bài thơ là muôn vàn sắc thái tình cảm của nhà thơ có buồn có hờn có giận có chua chát có lúc phản kháng dữ dội nhưng rồi chán chừơng vì thất vọng. Tiếng thơ táo bạo chân thành thễ hiện khát vọng mưu cầu hạnh phúc lứa đôi của bao hồng nhan torng xã hội phong kiến lúc bấy giờ, qua đó đã dẫn dắt cho ng đọc đi vào thế giới tâm hồn đa dạng của họ và thấy được cũng như có cơ hội cảm thông với bao nỗi buồn mà họ phải gánh chịu .Ngôn ngữ thơ mang đậm chất dân gian dc sử dụng khéo léo giàu sức biểu cảm tinh tế. Tài thơ nôm cua hxh còn thể hiện qua việc viết thơ đừong luật bằng tiếng việt thật tài tình quả không hổ danh là bà chúa thơ nôm.

Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương – Bài làm 3

Một nhà phê bình văn chương nổi tiếng đã từng đưa ra một quy luật : “Văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tinh thần mà văn chương, thơ ca đem lại, đã thoát khỏi cái quy luật băng hoại của thời gian, để trường tồn mãi mãi”. Không nằm ngoài quy luật đó, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng muốn để lại cho hậu thế những tác phẩm hoàn mỹ, đạt đến sự xuất sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất là bài thơTự Tìnhthứ 2 – Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời để cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm thuần Việt, bài thơ có lẽ đã được nữ sĩ viết về cuộc đời của chính bản thân mình, torng một phút suy tư. Nữ sĩ đã cảm nhận cuộc sống qua những âm thanh, quang cảnh lạnh buồn, vắng lặng và tự cảm thương cho số phận hẩm hiu của bà. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong Xã hội đương thời..

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Hai câu thơ mở đầu trên còn được gọi là hai câu thơ ĐỀ trong thể thơ độc đáo này. Nhắm mắt suy nghĩ về cuộc sống, từng nhịp thở của người phụ nữ trong đêm khuya lạnh tanh hoà theo tiếng trống thông báo dồn dập, diễn tả sự qua đi nhanh chóng của thời gian. Đêm nay, người phụ nữ đang lẻ loi, cô độc một mình. Không còn một âm vang nào khác, không còn những tiếng ồn ào náo nhiệt của một ngày dài, chỉ còn tiếng trống canh cùng người phụ nữ. Từ “Trơ” – một trong những từ ngữ thể hiện sự chua chát của cuộc đời và sự đối lập giữa vẻ đẹp “Hồng nhan” – “Nước non”. Tại sao nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại đặt mình vào trong nhân vật với một không gian buồn bã, tàn lụi đến như vậy? Đối với riêng nữ sĩ khi đối mặt với cái thực tế đó, tâm trạng bà thế nào? Phải chăng bà muốn diễn tả thân phận không chỉ của riêng bà, mà còn là của những người phụ nữ khác trong cái quy luật cổ hủ, vô nhân đạo “Hồng nhan bạc phận” ? Hay cái thân phận phải đi làm “Vợ lẽ” – Không được tôn trọng cả về phẩm giá và tâm hồn ? Thật đớn đau …

Bước qua hai câu thơ kế, cũng là hai câu thực, liệu rằng ta có cảm nhận được diều gì trong sáng hơn, tươi đẹp hơn hay không ?

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Trong cái không gian cô quạnh không bóng người của bầu trời đêm, người phụ nữ tìm đến những chén rượu để giải thoát mình khỏi nỗi sầu não của cuộc đời. Thật độc đáo khi sử dụng nghệ thuật “Mượn cảnh ngụ tình” trong hai câu thực này. Nỗi buồn đau, tụi nhục – như đã đề cập ở trên, có thể là thân phận làm vợ lẽ, phải chịu sự ghen ghét, cay nghiệt của người vợ cả ? Một chút hương rượu nồng có thể đã đưa người phụ nữ đến những giấc mơ trong cơn mê để xoa dịu những nỗi đau trong giây phút thực tại. Nhưng… Càng về khuya, khi tiếng trống canh dãn dài ra, thời gian bắt đầu chậm lại, thì cũng là lúc mùi hương nhè nhẹ của những chén rượu không còn tác dụng. Người phụ nữ chợt bừng tỉnh về phút giây hiện tại chan chứa nỗi buồn. Ba từ : “Say lại tỉnh” đã chứng minh được điều đó. Càng uống càng tỉnh, cảng tỉnh lại càng nghĩ suy. Trong cái “Bóng xế khuyết chưa tròn” của Vầng trăng tưởng chừng như êm đềm, phải chăng tác giả đang nghĩ về nhan sắc của mình đang tàn phai theo năm tháng, mà tình duyên vẫn chưa thể vẹn toàn? Ánh trăng đêm là ánh trăng cuả kỷ niệm, của hẹn ước yêu đương, của bao đôi tình nhân. Ánh trăng cũng là biểu tượng của sự thuỷ chung của bao tình yêu đôi lứa. Giờ đây, ánh trăng đó sắp tàn và đang dần khuất bóng sau những rặng dừa cao, người phụ nữ vẫn chưa thể chìm sâu vào giấc ngủ. Trăng chưa thể tròn, như cuộc tình dang dở của người phụ nữ. Có lẽ, nữ sĩ Hồ Xuân Hương muốn đưa cái sự suy nghĩ về lẽ đời, về sự hạnh phúc mà tác giả đang mong đợi vào chính tâm trạng của nhân vật.

Trong lúc suy tư đó, mà đối với những bạn trẻ đang hạnh phúc là vầng trăng cổ tích, còn đối với người phụ nữ là ánh trăng suy tư, tác giả đã đánh động người đọc ra khỏi sự suy nghĩ về nỗi đau của phái đẹp trong xã hội phong kiến lạc hậu bằng hai câu thơ luận :

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Ánh mắt ngước nhìn bầu trời đếm có trăng, có sao, có mây trôi, có gió thổi tự lúc “Trống canh dồn”, giờ đây người phụ nữ lạc lõng đó đang ngắm nhìn những sự vật xung quanh mình. Có lẽ nào người phụ nữ ấy đang dạo quanh đâu đó trong khung cảnh khi bình mình chưa ló dạng, và phát hiện ra một sự thật hiển nhiên mà lâu nay không một ai để ý đến? Những động từ mạnh mẽ như “Xiên ngang” – “Đâm toạc” được sử dụng trong phép đảo ngữ đã toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Cũng đâu đó dưới khung trời rộng lớn nhưng trống trải, những hòn đá tuy nhỏ bé thôi, cũng đủ làm khung cảnh trở nên sinh động… Ta đang cảm nhận được sức mạnh của thiên nhiên. Những ngọn cỏ tí hon hay những sự vật vô tri như hòn đá kia, đã được tác giả tô điểm bằng nghệ thuật vô cùng độc đáo. Chính điều đó đã đánh thức người đọc ra khỏi tâm trạng u uẩn của người phụ nữ cô đơn trong bóng đêm. Ta cũng cảm nhận được sức sống mãnh liệt để sinh tồn, dù trước mắt hiện tại đang rất rất khó khăn của từng sự vật thiên nhiên. Nếu như thế, phải chăng tác giả đang hướng người đọc đến sự hạnh phúc, niềm tin ở tương lai, dù khó khăn, bất hạnh ở phút hiện tại, đối với nhân vật trong bài thơ, với tác giả hay toàn thể những người phụ nữ trong Xã hội phong kiến? Dưới góc nhìn của chúng ta ở thời này, có thể cho là như vậy. Với hai câu Luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng quyết liệt ! Thật là một người phụ nữ có ý chí và niềm tin.

Tưởng chừng như cảnh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và toàn thể phái đẹp trong Xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời :

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về khi ngày mới bắt đầu. Quy luật của thời gian chính là chỉ trôi theo một chiều chứ không tương tác song song. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Ngày xuân hôm qua cũng chẳng giống ngày xuân hôm nay. Mùa xuân năm sau cũng khác hẳn mùa xuân năm nay. Chẳng có sự vật gì có thể thoát khỏi quy luật chung đó. Thế nhưng Xuân thì có thể đến, chứ người thì không thể trường tồn mãi mà không già đi. Tuổi xuân – là nhan sắc mà mỗi ngày một phai tàn của những “Hồng nhan”. Người phụ nữ ấy vẫn mong chờ một ngày nào đó được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn thật sự, bằng cả trái tim nồng cháy của người đối diện, để nàng có thể trao đi tất cả những gì được gọi là sự thuỷ chung, sự vẹn toàn của tình yêu. Đó cũng là nỗi uất ức khi “Tình đã nhỏ, mà còn xé nhỏ hơn” thì cũng tương tự việc chia cắt trái tim. Thật không còn gì có thể diễn tả được nỗi đau đó. Bằng nghệ thuật tăng tiến giảm dần, ta thấy được sự ít ỏi, nhỏ bé của hạnh phúc trong cảnh cái cảnh chồng chung đáng phê phán, chê trách ấy…

Có lẽ khi đọc đến đây, chúng ta mới cảm nhận được nỗi đau khổ đau đáu cũng những người phụ nữ thầm lặng, hi sinh cho chồng cho con, hay những số phận hẩm hiu khác trong xã hội đương thời. Bài thơ “Bánh trôi nước” cuản hà thờ cũng từng thể hiện được nội dung tương tự. Thế nhưng trong cái xã hội này, ta cũng thấy được những người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, được sự quan tâm, yêu thương của chồng con, dù cuộc đời có bôn ba vất vả. Tiêu điểm cho nhận định này chính là bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương. Nói cho cùng thì bất kỳ ai, sống trong thời kỳ nào thì cũng có nỗi khổ riêng của chính họ mà thôi…

Nhà thơ Hồ Xuân Hương với tác phẩm Tự Tình là mtộ trong những bản thơ Nôm hay nhất, diễn tả chân thực đời sống bất hạnh của người Phụ nữ Việt Nam xưa, đồng thời thể hiện được tài năng, sự ngang tàng của bà chúa thơ Nôm này. Tác phẩm xứng đáng đứng trong bộ thơ Nôm hay nhất nền văn học trung đại Việt Nam. Ngoài ra tác phẩm cũng thể hiện được ước nguyện cháy bỏng của tất cả phụ nữ của mọi thời đại. Giá trị của bản thơ vẫn còn, thậm chí là rất được đánh giá cao sau hơn 200 năm sáng tác. Hi vọng xã hội này sẽ không còn người phụ nữ nào phải chịu nỗi đau, nhục nhã, để không còn ai phải viết lên những nỗi đau thương về số phận đáng thương, như nhà thơ Hồ Xuân Hương cách đây 200 năm nữa…

Phân tích Bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương – Bài làm 4

Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII đã được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa thơ Nồm”. Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, đường tình duyên của nữ sĩ lại vô cùng lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế mà bà luôn sống trong tam trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy.

Trong một ngày thì lúc hoàng hôn hay đêm khuya thanh vắng thường dễ gợi buồn nhất. Với những người đa cảm như Xuân Hương, đây là thời điểm mình sống thực với lòng mình và chắc là tâm trạng của bà sau bao sóng gió cuộc đời cũng chẳng khác mấy tâm trạng Thuý Kiều khi một mình một bóng trước ngọn đèn khuya: Khi tĩnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa!

Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Bước chân của đêm tối mới nặng nề, chậm chạp làm sao! Chậm chạp nhưng nó vẫn đi, còn tâm trạng buồn thương của con người trong đêm khuya thì lắng đọng và chốc chốc lại như dồn như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng nặng trĩu. Nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hổng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Nhưng lại gọi với ý mĩa mai là cái hổng nhan thì nữ sĩ đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác. Chao ôi! Biết bao là xót xa, hờn tủi trong cách gọi bất bình thường ấy! Lại còn trơ ra đó với nước non, có nghĩa là đã chai sạn mọi cảm giác, cảm xúc chứ không phải là trơ trọi trước cảnh nước non dào dạt sức sống, sức yêu. Đó là tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ ở giờ khắc đặc biệt này.

Tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy:

Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Muốn mượn chén rượu thdm để say cho quên hết mọi đau khổ, bẽ bàng, lỡ lầm, dối trá… nhưng khổ nỗi không sao quên được. Hết say lại tỉnh mà bao hững hờ, dối trá của người đời vẫn sờ sờ ra đó và nỗi bẽ bàng, đau khổ của mình thì cũng cứ còn nguyên. Ước mong có được một mảy may bù đắp, một chút an ủi mà nào có được! vầng trăng bóng xế giống như đời mình đã ngả chiều. Chờ đợi mỏi mòn mà ước mong cũng như vầng trăng kia cứ khuyết chưa tròn. Vậy thì biết đến bao giờ trăng mới tròn, hỡi trời!

Tĩnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Niềm tin của nữ sĩ vẫn còn, trước hết là tin ở lòng mình, sức mình. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu trong đá:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mấy, đá mấy hòn.

Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt của thiên nhiên. Mình là con người nên đâu có thể dễ dàng biến thành gỗ đá được?!

Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tĩnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Khổ nỗi, thực tế xã hội với bao dối trá, lạnh nhạt, chưa kể áp bức, bất công… vẫn nhơn nhơn còn đó. Mà trái tim luôn rạo rực cảm xúc của nữ sĩ đâu có chịu im tiếng. Nó có nhu cầu cấp thiết là được bày tỏ và chia sẻ:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Ngày tháng cứ tuần tự trôi qua. Xuân đi xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn của đất trời, nhưng trước đôi mắt đầy tâm trạng của nữ sĩ thì nó lại như một sự cố tình trêu ngươi, vì mùa xuân của đời người chỉ có qua đi mà không bao giờ trở lại. Vậy thì có đáng buồn, đáng chán hay không? Ngẫm đến mình thì tuổi xuân trôi qua đã lâu, tình thì chỉ còn một mảnh. Cụ thể hoá tình yêu đến như thế thì quả là nữ sĩ không chỉ chán chường mà còn ngao ngán đến cực độ. Tuy nhiên vẫn chưa phải là tuyệt vọng. Dẫu tình yêu, tình đời chĩ còn một mảnh tí con con nhưng nữ sĩ vẫn muốn ,tiếp tục đem san sẻ với mong ước chân thành là để cho nhân tình thế thái đỡ xanh như lá, bạc như vôi. Đọc kĩ câu thơ, ta nghe như nỗi hờn giận, đau xót thấm đến tận chân tơ kẽ tóc, đến từng tế bào nhưng nữ sĩ vẫn không nguôi hi vọng.

Bài thơ Kể nỗi lòng in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ Xuân Hương. Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy. Cốt cách cứng cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa lồ tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy- Dù buồn đến đâu thì nữ sĩ vẫn đắm say, thiết tha với cuộc sống. Đó là điều cốt lõi rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm”.

Thu Thủy (Tổng hợp)

0