12/02/2018, 16:34

Phân tích bài thơ Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh

() – Em hãy trong sách văn học lớp 7. ( Bài làm của học sinh giỏi lớp 7). Đề bài: Phân tích bài tiếng gà trưa BÀI LÀM Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ suất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà ...

() – Em hãy  trong sách văn học lớp 7. ( Bài làm của học sinh giỏi lớp 7).

Đề bài: Phân tích bài tiếng gà trưa

BÀI LÀM

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ suất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. "Tiếng gà trưa" được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

Được làm theo thể thơ 5 chữ có sự biến đổi linh hoạt. Cách gieo vần liền ở những câu 2, 3 xen kẽ là vần dãn cách. Thể thơ này thích hợp kể lại kí ức và kỉ niệm.

Trên đường hành quân xa 
Dừng chân bên xóm nhỏ 
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục… cục tác cục ta"

Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa.

" Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ".


Điệp từ "nghe" được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp để nhấn mạnh giàu cảm xúc mà tiếng gà trưa đem lại: Với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ. Cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ " Nghe xao động nắng trưa", "Nghe gọi về tuổi thơ" thiên về nghĩa bóng thì câu thơ " Nghe bàn chân đỡ mỏi" thì thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn. 

phan-tich-bai-tho-tieng-ga-trua-cua-xuan-quynhphan-tich-bai-tho-tieng-ga-trua-cua-xuan-quynh

Những câu thơ mở đầu không có ẩn ý hoàn toàn giản dị như một bài đồng dao nhưng nó làm cho lòng người đọc nhẹ lại vì sự trong trắng sinh động và thân thiết.

Những kỉ niệm tuổi thơ sau mỗi câu thơ " Tiếng gà trưa" lại gợi lên kỉ niệm.

" Tiếng gà trưa 
Ổ rơm hồng những trứng 
Này con gà mái tơ 
Khắp mình hoa đốm trắng 
Này con gà mái vàng 
Lông óng như màu nắng".

Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ " Này" là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ " hồng" " trắng" " "óng" đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh " Long óng như màu nắng" gợi lên vẻ đẹp rực rỡ. Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ " ổ rơm hồng những trứng" đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.

Tiếng gà trưa 
Có tiếng bà vẫn mắng:
– Gà đẻ mà mậy nhìn 
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi 
Lòng dại thơ lo lắng 
Tiếng gà trưa 
Tay bà khum soi trứng 
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp 

 Hình ảnh người bà xuất hiện với tình cảm yêu thương và lo lắng cho cháu.

Cứ hàng năm hàng năm 
Khi gió mùa đông tới 
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối 
Để cuối cùng bán gà 
Cháu được quần áo mới 

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất 
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

 Hình ảnh bà cặm cụi chắt chiu dành dụm: Khum tay chọn trứng dành cho con gà mái ấp, khi thời tiết mùa đông đến thời tiết lạnh giá khắc nghiệt bà lo đàn gà chết. Cách ngắt nhịp ở khổ 5 rất linh hoạt, tạo ra nhịp điệu chậm dãi chứa đựng những suy ngẫm để cuối cùng xuất hiện thật bất ngờ, cảm động " Để cuối năm bán gà" – " Cháu đi quần áo mới". Một chi tiết bé nhỏ giản dị nhưng lại chứa đựng tình yêu thương sâu sắc vô bờ bến của bà.

Tiếng gà trưa 
Mang bao niềm hạnh phúc 
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Niềm vui của người cháu khi có quần áo mới. Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ, gắn liền hình ảnh người bà dành cho cháu. Quần áo là vật bình thường, tình yêu thương của bà mới là sâu sắc. Bà đã cần kiệm chắt chiu để có niềm vui nho nhỏ dành cho cháu. Bằng những chi tiết rất đổi đời thường giản dị tác giả đã làm nổi bật hình ảnh người bà hiền thảo giàu đức hi sinh. Đó là những người bà, người mẹ Việt Nam anh hùng.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc 
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi cũng vì bà 
Vì tiếng gà cục tác 
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Thật hay cảm động sâu sắc và thiêng liêng nói lên tình cảm cao quí sâu sắc và chân thành của người chiến sĩ trên đường hành quân với người chiến sĩ. Tiếng gà trưa đã đem lại bao điều hạnh phúc bởi đó là hình ảnh của cuộc sống chân thực, bình yên làm thức dậy hình ảnh gia đình quê hương. Điều giản dị tồn tại trong bao tâm hồn con người. Âm thanh bình dị của làng quê đã đem lại niềm vui và hạnh phúc. Không nói được tình cảm yêu quí người chiến sĩ đã thốt lên lời gọi cảm động. Điệp từ " Vì" góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì tổ quốc vì nhân dân trong đó có cả những người thân yêu trong gia đình.

    Tiếng gà trưa từ hiện thực gợi cuộc sống yên bình ấm  lo hạnh phúc đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật lung linh trong thế giới tâm hồn mãi mãi được lưu giữ trong kí ức như ngọn nguồn tình cảm sâu sa để mang đến sức mạnh cho con người.

0