24/05/2017, 12:23

Phần tích bài thơ Không Ngủ Được Của Hồ Chí Minh

Đề: phân tích bài thơ Không Ngủ Được (nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh). Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về nỗi lòng của bác Hồ trong những ngày xa cách quê hương thân yêu, ra đi tìm đường cứu nước: “đèm mơ nước, ngày thấy hình của nước cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc ...

Đề: phân tích bài thơ Không Ngủ Được (nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh).

Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết về nỗi lòng của bác Hồ trong những ngày xa cách quê hương thân yêu, ra đi tìm đường cứu nước:

“đèm mơ nước, ngày thấy hình của nước cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc chẳng yên lòng khi ngắm một cành hoa”.

Chính vì tình cảm ấy mà có nhiều đêm trong nhà tù của bọn tưởng giới thạch, bác không ngủ được vì luôn nghĩ về đất nước cũng như phong trào cách mạng trong nước. Có rất nhiều bài thơ của bác trong tập nhật kí trong tù thể hiện tình cảm này. Bài thơ không ngủ được là một điển hình:

“một canh... Hai canh... Lại ba canh trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành canh bốn, canh năm vừa chợp mắt sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Ngày xưa, khoa học chưa phát triển như bây giờ, người ta dùng canh để làm đơn vị đo thời gian. Một canh tương đương với hai giờ đồng hồ. Một đêm có năm canh.

Ở câu khai, bác Hồ lặng lẽ đếm thời gian trôi qua một cách nặng nề, chậm chạp giữa không gian hôi hám, chật hẹp, tối tăm của nhà tù. Dấu chấm lửng làm tăng thêm cảm giác đó. Đã hết ba phần năm của một đêm rồi mà người vẫn:

“trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành”.

Câu thừa này đã diễn tả tâm trạng trầm tư của bác giữa đêm sâu. Những bậc đại nhân hiền triết ngày xưa thường có những đêm thao thức, đè nén nỗi lòng mình như thế. Phải chăng người có nhiều tâm trạng sâu kín?      *

Như vậy, câu khai và câu thừa chưa có lời giải đáp.

Theo qui luật sinh học tự nhiên thì khi mệt mỏi quá con người sẽ thiếp đi:

“canh bốn canh năm vừa chợp mắt”

{“chợp mắt”có nghĩa là thiếp đi chứ không phải ngủ).

Nhìn chung, cả ba câu khai, thừa, chuyển vẫn còn là những lời tự sự, chưa có thơ. Nhưng đến câu hợp thì hồn thơ đã cất cánh bay xa: “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

(dịch nghĩa: “hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh”). Bản dịch nghĩa đã cho chúng ta thấy rằng hồn mộng của bác đã bay đi tìm ngôi sao năm cánh. Trong thơ văn xưa và nay, các bậc hiền triết, anh hùng, vĩ nhân đều gặp nhiều giấc mộng. Hiền thần y doãn trước lúc được mời làm quan đã từng nằm mộng thấy mình “cưỡi thuyền đến bên thái dương”. Đó là những giấc mộng nhưng không có hồn mộng.

Còn đây là những giấc mộng có hồn mộng. Hồn mộng của đường minh hoàng gặp hằng nga cùng say mê đàn ca múa hát giữa trăng thanh thật bay bổng và lãng mạn. Khi khương linh tá bị tạ ôn đình chém rơi đầu, hồn mộng của khương linh tá xách đầu còn ri máu của mình chạy theo chân ngựa. Đó là hồn mộng hết sức can đảm, oai hùng. Nhưng hồn mộng của hồ chí minh chẳng những đẹp đẽ mà cònkì vĩ, lớn lao. Hồn mộng của người đă tìm được hình ảnh lá cờ tổ quốc rực rỡ, lá cờ cách mạng tung bay phần phật trước gió. Xét về cơ sở logic, chúng ta thấy ước mơ của người không chỉ là mơ ước mà còn gắn liền với hiện thực và thực tiễn cách mạng. Bởi lẽ, tháng 5 - 1941, mặt trận việt minh đã chính thức ra đời tại một cuộc họp bí mật của ban chấp hành trung ương đảng tại pắc bó. Lá cờ đỏ có sao vàng năm cánh của mặt trận việt minh đã bay khắp mọi miền đất nước để tập hợp nhân dân đứng lên làm cách mạng. Đến bây giờ, cũng chính lá cờ ấy lại bay đến giấc mộng của bác. Có thể khẳng định rằng, tâm hồn hồ-chí minh, dù thức hay ngủ, thực hay mộng, đều hướng về tương lai tươi sáng của dân tộc. Phải chăng chỉ những bậc đại nhân, đại trí, đại dũng mói có được một tâm hồn cao khiết như thế?

Xưa nay, người ta quan niệm: nếu câu hợp trong bài thơ tứ tuyệt chuyên chở được tinh hoa của cả bài thơ thì bài thơ đó mới đặc sắc. Chẳng hạn các bài thơ để đời như: phong kiều dạ hạc (trương kế), hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng (lí bạch). Tương tự như vậy, câu hợp bài thơ không ngủ được của hồ chí minh vừa khép lại bài thơ, vừa mỏ' ra một chân trời cảm xúc mênh mông, bát ngát.

Có thể nói rằng, ở bài thơ không ngủ được cũng như trong toàn bộ sáng tác thi ca của mình, “con người thường ít ngủ” ấy, "con người đi trong những giấc mơ của ta" đã kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại một cách khéo léo nhuần nhị. Chính vì thế, thơ người vừa mới mẻ, cô đọng, hàm súc, vừa bất tử với thời gian.

Nguồn:
0