Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Văn hay lớp 9
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Bài làm 1 Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông đã để lại chó đời nhiều áng văn hay, nổi tiếng. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết khi ông đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, được ...
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Bài làm 1
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông đã để lại chó đời nhiều áng văn hay, nổi tiếng. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết khi ông đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, tiếp xúc với cuộc sống lao động và niềm vui trước cuộc sống mới của nhân dân.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh “mặt trời”, nó được ví như quả cầu lửa khổng lồ đang dần dần chìm xuống biển khơi. Ánh sáng rực rỡ, huy hoàng được bùng cháy trước khi lịm tắt. Theo nhịp tuần hoàn của thời gian, vũ trụ đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, được tác giả nói rõ hơn trong các phép nhân hóa:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Cảnh trời biển quê hương đã được Huy Cận giới thiệu một cách tài tình. Mặt trời lặn, sóng cài then giữ chặt cánh cửa đêm. Màn đêm buông xuống, con người đã bắt dầu một buổi lao động đầy hăng say, náo nức. Công việc đánh, cá vốn rất nguy hiểm, lại vào ban đêm nên càng nhọc nhằn gấp bội. Nhưng người đánh cá trong bài thơ này hiện lên với tinh thần sôi nổi bởi họ làm chủ được công việc, làm chủ thiên nhiên và cả bản thân mình. Họ cất lên tiếng hát để quên đi cực nhọc và như muốn góp cùng với gió làm căng những cánh buồm để chiếc thuyền băng băng trên biển cả:
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Vùng biển quê hương thật giàu và đẹp. Biển lấp lánh những đàn cá thu như đoàn thoi dệt vào lòng biển. Đấy là một loài cá ngon nổi tiếng. Không những thế, những đàn cá ấy còn mang một vẻ đẹp diệu kì với muôn luồng sáng loang loáng dưới đại dương. Câu cầu khiến “Đến dệt lưới ta đàn cá ơi!” đã thể hiện một niềm hi vọng, ao ước của những người chài lưới muốn có một chuyến đi bội thu. Người dân chài đã bộc lộ niềm vui trước, biển trời.
Thuyền càng lướt ra khơi, biển cả càng rộng lớn, tràn ngập ánh trăng. Trăng đang lơ lửng trên không và gió càng lồng lộng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh trên biển thật đẹp và tráng lệ. Bầu trời, biển cả như cùng tham gia vào công việc lao động của con người. Con thuyền càng lướt ra xa thì càng không hề nhỏ bé mà lại rất hùng dũng, hiên ngang.,
Trên biển có muôn ngàn loài cá khác nhau: nào cá chim, cá đé, cá nhu, cá song… Các loài cá ấy đã tạo nên rất nhiều màu sắc khác nhau trong lòng biển cả:
Cá nhụ, cá chim, cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Nhờ có trí tưởng tượng như thế nên Huy Cận đã miêu tả các loài cá hết sức đẹp và đặc sắc. Cá vốn là một con vật hết sức bình thường nhưng ông đã chắp cánh cho nó trở nên hết sức huyền ảo. Sự tài hoa của ngòi bút Huy Cận đã được phát huy khá rõ nét. Tất cả tiếng sóng biển, tiếng cá quẫy, tiếng gió thổi đã tạo thành một hợp âm rì rào ở biển Hạ Long về đêm. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đã được vẽ nên bằng ngôn từ, nhờ cây bút tài hoa của Huy Cận.
Từ “hát” trong bài thơ được lặp lại ba lần. Nêu như đầu bài thơ chỉ là một câu hát thì đến đây, câu hát ấy đã trở thành bài ca gọi cá vào:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Khi đoàn thuyền ra khơi, con người cất lên tiếng hát; khi đoàn thuyền đánh cá trên biển và kể cả lúc trở về bên thì người lao động cũng đều hát. Họ vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm để cất lên những câu hát yêu đời.
Hụy Cận đã sử dụng phép so sánh thật độc đáo: biển cả rộng lớn như lòng mẹ bao dung. Biển cả hào phóng luôn cho con người bao sản vật quí hiếm, nuôi lớn chúng ta không biết tự khi nào.. Khi mới lọt lòng mẹ, biển đã cho chúng ta cá và cứ tiếp tục mãi như người mẹ cho con không lấy lại bao giờ.
Trời càng về sáng thì nhịp điệu lao động càng hối hả hơn: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng”. Lúc này con người càng cảm thấy vui bởi họ vừa có được chuyến đi biển bội thu. Nhờ vào thành quả lao động, người dân chài hình dung một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến với họ trong tương lai. “Rạng đông" vè “nắng hồng” không những là hình ảnh thiên nhiên mà còn biểu tượng cho một tương lai tươi sáng, một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Mặt trời lúc này đã bừng sáng, đoàn thuyền hăng hái ra về như chạy đua cùng mặt trời. Nó đã tạo nên một hình ảnh hết sức sống động, lãng mạn.
Trong không gian thiên nhiên rộng lớn, con người đã làm chủ, chinh phục được thiên nhiên để khẳng định mình. Bài thơ có kết cấu đầu cuối tương đồng về hình ảnh thiên nhiên và người lao động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mặt trời và câu hát, kết thúc bài thơ cũng là hình ảnh mặt trời và câu hát, nhưng ở đầu bài thơ là tiếng hát hăng hái ra khơi, còn cuối bài thơ là tiếng hát thắng lợi trở về. Hình ảnh “mặt trời” ở đầu bài thơ thì chìm xuống đỏ ối, kết thúc bài thơ thi rực rỡ như xua tan đi màn đêm đen tối, một ngày mới lại bắt đầu.
Bằng sự liên tưởng và tựởng tượng phong phú, Huy Cận đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ và đã thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống xây dựng đang mỗi ngày một đi lên.
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – Bài làm 2
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, với những tác phẩm nổi tiếng như “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, … Sau Cách mạng, ông nhanh chóng hòa nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Hòa bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống mới đang lên. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác vào năm 1958, nhân một chuyến tác giả đi thực tế dài ngày. Bài thơ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của tập “Trời mỗi ngày lại sáng” và của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những sắc màu huyền ảo, cuốn hút vô cùng:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía tây, mặt trời như một “hòn lửa” đỏ rực đang lặn vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống. Kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, nô nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyển phăng phăng rẽ sóng. Cánh buổm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc dựng xây đất nước.
Lời hát ngợi ca sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kỳ của nó trong đêm. Bút pháp lãng mạn của nhà thơ vẽ nên khung cảnh vừa thực vừa ảo:
“Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đàn cá ơi!”
Sự say mê vẻ đẹp cửa biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong công việc đánh cá, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người đang chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ quan sát và miêu tả với một cảm hứng trữ tình mãnh liệt. Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên, vào công việc, vào con người:
“'Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Những hình ảnh “lái gió” “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Một chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh. Cũng thăm dò tìm cho ra bãi cá; cũng “dàn đan thế trận” để giăng lưới, bủa lưới sao cho trứng luồng cá bạc, để sáng mai lúc trở về, thuyền nào thuyền nấy đầy ắp cá.
Đã bao đời, người ngư dân có mối quan hệ chặt chẽ với biển cả. Họ thuộc biển như thuộc lòng bàn tay. Bao loài cá họ thuộc tên, thuộc dáng, thuộc cả thói qnen của chúng:
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chót
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”
Trên mặt biển đêm, ánh trăng long lanh giát bạc, cá vàng. Bài ca “gọi cá” vẫn tiếp tục ngân vang, lúc náo nức, lúc thiết tha. Trăng thức cùng ngư dân, trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền, như “gõ nhịp” phụ họa cho tiếng hát. Trăng chiếu sáng cho người kéo được những mẻ cá đầy. Thiên nhiên, con người thật là hòa hợp.
Bóng đêm đang tan, ngày đang đến, nhịp độ công việc càng sôi nổi, khẩn trương:
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng •
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
Bao công lao vất vả đã được đền bù. Dáng người ngư dân đang choãi chân, nghiêng người, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn euộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao! Bóng dáng họ in trên nền trời hồng của buổi bình minh. Những tia nắng sớm chiếu trên khoang cá đầy làm lấp lánh thêm “vẩy bạc”, đuôi vàng” và màu sắc phong phú của bao loài cá cũng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ. Nhịp điệu câu thơ cuối của khổ thơ trên châm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phản ánh tâm trạng thoải mái của ngư dân trước kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi.
Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá:
“Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyên chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đòi. Tiếng hát hòa trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng, đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc dựng xây đất nước sau giải phóng.
Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển, “Mặt trời đội biển nhô màu mới”, một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ấm áp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh, của người.
“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Nhà thơ ca ngợi biển cả mênh mông nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc, ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc. Một Huy Cận trữ tình Cách mạng.