Phân tích bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Mỗi nhà thơ mang trong mình một phong cách riêng,đến với thơ Lý Bạch là đến với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ coi thường công danh,phú quý.Trong rất nhiều những bài thơ của Lý bạch,có lẽ không người yêu thơ nào quên được bài Hoàng Hạc Lâu tống ...
Mỗi nhà thơ mang trong mình một phong cách riêng,đến với thơ Lý Bạch là đến với phong cách thơ phóng khoáng, thể hiện lòng hào hiệp, khát vọng tự do và thái độ coi thường công danh,phú quý.Trong rất nhiều những bài thơ của Lý bạch,có lẽ không người yêu thơ nào quên được bài Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.Bài thơ ghi lại một kỉ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, bài thơ được sáng tạo bởi những hình tượng độc đáo, những cảnh sắc huyền ảo, lung linh điều đó tạo ra ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của bạn đọc.
Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện tình cảm bạn bè, cố nhân xa xưa nay nhớ nhung lại những cảm xúc, hai chữ “cố nhân trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ. Và cả những khoảng không gian khi bạn tới thăm, thời gian bạn lên đường và nơi bạn sẽ đến. Mạnh Hạo Nhiên lên đường vào một ngày tháng ba (tam nguyệt) mùa hoa khói (yên hoa), xuôi về nơi phồn hoa đô hội, Dương Châu – một trong những đô thị đẹp nổi tiếng thời Đường:
“ Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Chữ “há” có bản phiên âm là “hạ”, được Ngô Tất Tố dịch thành “xuôi dòng”, thật là sáng tạo. “Yên hoa” là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tà nỗi niềm của kẻ ở người đi. Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt li của đôi bạn tri âm.Hai câu đầu chứa đựng nỗi niềm của một tâm sự thầm kín mới là tầng sâu hàm ẩn.Đứng trên lầu Hoàng Hạc lâu, Lí Bạch từ trên cao nhìn xuống hay từ một điểm cao nào đó trên bến sông, dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên xa dần.. Cấu trúc không gian hai điểm mút “cận – viễn” là một thủ pháp trong hội họa, ta thường bắt gặp trong Đường thi, trong các bức họa cổ Trung Hoa. Lí Bạch đã vận dụng công thủ pháp ấy tạo nên điểm nối câu 1,2 với câu 3,4 thành một chỉnh nghệ thuật hoàn hảo.
Đến với hai câu cuối là chúng ta đến với linh hồn của bài thơ, giãi bày những tình cảm những tình cảm sâu sắc, đẹp đẽ, cảm động của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Ẩn hiện sau ba hình ảnh được miêu tả trực tiếp: dòng sông, cánh buồm, bầu trời là hình ảnh của Lí Bạch đứng mãi nhìn hoài con thuyền đưa bạn cũ đi xa:
“ Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
Cánh buồm đơn côi, lẻ loi (cô phàm) xa dần, mờ dần (viễn ảnh) rồi mất hút vào trời xanh, vào cuối chân trời xa (bích không tận). Hay tấm lòng “thi tiên” với bao ái ngại, lưu luyến, nhớ thương… như những con sóng gối lên nhau, đưa tiễn con thuyền của bạn, mất hút dần, mờ dần trên dòng sông Trường Giang?
“Con sông sẽ trở nên rộng bao la khi cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vô hạn của bầu trời. Chiếc thuyền buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên đã tan biến trong dòng sông bao la đó mang đi tình bạn của Lí Bạch. Dòng sông càng rộng, chiếc thuyền buồm càng nhỏ mất hút vào khoảng không gian vô tận. Rõ ràng, sau khi tiễn bạn lên đường, Lí Bạch dừng lại khá lâu dõi mắt nhìn theo chiếc thuyền buồm lẻ loi đến tận chân trời xa tít. Lí Bạch mượn cái khung cảnh thiên nhiên sau buổi tiễn đưa để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết. Bạch được diễn tả bằng hai chữ “duy kiến” – chỉ nhìn thấy. Ta đã biết Lá Bạch sống trong thời thịnh Đường. Lúc bấy giờ kinh tế phát triển mạnh, thương nghiệp mở mang, nhiều đô thị sầm uất mọc lên: Tràng An, Dương Châu, Thành Đô… Trên con sông Trường Giang suốt đêm ngày thuyền bè ngược xuôi như mắc cửi. Thế mà trong muôn ngàn cánh buồm ở trên sông. Lí Bạch “duy kiến” chiếc “cô phàm” của bạn, nhìn mãi cho đến lúc nó mất hút trong “bầu trời xanh biếc”. Chỉ sống với một tình bạn tri âm, thắm thiết thì mới có cái nhìn “duy kiến” ấy.
Mặc dầu chưa dịch được hai chữ “cô” (cô phàm), “bích” (bích không tận) nhưng Ngô Tất Tố đã lột tả được “điệu Đường”, “hồn Đường” của nguyên tác, đọc lên rất thấm thía về nỗi buồn thương, lưu luyến bạn của nhà thơ Lí Bạch.
Qua bài thơ ta không chỉ nhận được tình bạn đẹp,một tâm hồn đẹp của cao nhân mặc khách thời Đường. Mà bài thơ còn là một tuyệt tác điển hình cho thể thơ thất ngôn tứ tuyệt của Lí Bạch. Đồng thời bài thơ còn để lại nỗi buồn khôn nguôi về cuộc tống biệt và ức hữa. Thêm vào đó cấu trúc không gian xa- gần(cận-viễn), lấy ngoại cảnh để biểu thị nội tâm, ngôn ngữ trang nhã, gợi cảm, hàm xúc …tất cả những yếu tố đó đã làm nên một bài thơ khó quên với bạn đọc.
Từ khóa tìm kiếm
- phan tich bai tho tai lau hoang hac
- Phân tích bài thơ Tại lâu Hoàng Hạc Tiến Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- phan tich bai tho tai lau hoang hac tien manh
- phan tich bai tai lau hoang hac tien
- phân tích tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng
- phân tích bài thơ tại lầu hoàng hạc tiễn
- tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh
- phan tich bai tai lau hoang hac tien manh hao nhien di quang lang
- phan tich bai tho hoang hac lau tong manh hao nhien chi quang lang
- phan tich tai lau hoang hac