25/04/2018, 22:11

Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Em hãy phân tích bài thơ đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diêu. Đề tài mùa thu trong văn học....

Vội vàng – Xuân Diệu – Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Em hãy phân tích bài thơ đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diêu. Đề tài mùa thu trong văn học. Nét độc đáo về cảm xúc. Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu Bình giảng khổ 1. Bình giảng cả bài. I- BỐ CỤC Đề ...

Vội vàng – Xuân Diệu – Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Em hãy phân tích bài thơ đây mùa thu tới của nhà thơ Xuân Diêu. Đề tài mùa thu trong văn học. Nét độc đáo về cảm xúc.

Phân tích bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Bình giảng khổ 1.

Bình giảng cả bài.

I- BỐ CỤC

Đề tài mùa thu trong văn học.

Nét độc đáo về cảm xúc.

Phân tích khổ 1.

Phân tích những khổ còn lại gồm:

(1) Vườn (2) Vũ trụ (3) Thiếu nữ.

 BÀI LÀM

A-MỞ BÀI:

“Mùa thu” luôn là đề tài tạo nên cảm hứng dạt dào cho các văn sĩ. Trong bốn mùa xuân, hạ. thu, đông, dường như mùa thu được thiên vị hậu đối với thi ca.

Những áng thơ đẹp nhất trong làng thơ Việt Nam không thể kể không nói đến những câu thơ mùa thu cua Nguyễn Du. Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến và sau này là các nhà Ihơ mới như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, các nhà thơ cách mạng như Hồ Chí Minh. Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu…

Giếng càng đã rụng một vài lá ngô (Nguyễn Du)

hay      Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

… “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao (Nguyễn Khuyến)

hoặc    Con nai vàng nga ngác

Đạp trên lá vàng khổ (Lưu Trọng Lư)

Nói đến Xuân Diệu là người ta nói đến “nhà thơ mới nhất’’ trong các nhà thơ

Đọc Xuân Diệu, ta thường bắt gặp tuổi trẻ, gặp gỡ mùa xuân kì diệu. Xuân Diệu viết rất nhiều về xuân bởi vì “xuân không mùa” mới là thể trạng, là cảm xúc mà Xuân Diệu ham hố. Tuy nhiên Xuân Diệu còn là thi sĩ của mùa thu bởi vì xuân hay thu thi đó cũng là mùa tình của thi sĩ. Đối với Xuân Diệu, xuân hay thu cũng là giai nhân. Nhưng đó là giai nhân của thời hoàng kim hay thời tàn phai? Cảm thức về thời gian là cái độc đáo trong thơ Xuân Diệu nói chung và bài thơ Đây mùa thu tới nói riêng. Cái tên của bài thơ đã nói lên điều đó.

B- THÂN BÀI

GỢI Ý:

Khổ 1: + Rặng khác cây

+ Liễu: đại diện cho nhân vật trữ tình + Đìu hiu (liên hệ trong “Tràng giang”)

+ Chịu tang khác đứng để tang

+ Tóc + lệ: khác dạng nhưng tồn tại cùng nhau -> có sự trộn hình tượng, hình ảnh.

+ Âm điệu: “iu”,”uôn ”, “an ang” vấn víu, vướng vít với nhau lay khẽ người đọc người viết như một bản nhạc.

+ Hai câu cuối khổ: Tiếng reo vui, thật ra là tiếng kêu thảng thốt.

+ Ngắt nhịp một cách bất thường:

Đây mùa thu tới/ mùa thu tới

+ Câu cuối: lối miêu tả giai nhân rất quí phái (nhẹ nhàng thanh thoát)

Thơ xưa, mùa thu tình tại, mùa thu đã định hình. Với Xuân Diệu, mùa thu đã biến thái tinh vi. Đây là sự đóng góp lớn nhất của Xuân Diệu cho vườn thu. Đọc Đây mùa thu tới, ta cảm giác dường như mùa thu đáp xuống từng bước làm chuyển biến cỏ cây thiên nhiên.

Khi rặng liễu bắt đầu mang dáng đứng chịu tang, Xuân Diệu đã biết rằng mùa thu hiện diện xứ này. Hình ảnh cây liễu vốn là một thi liệu được dùng rất nhiều trong thơ xưa vì nó biểu tượng cho mùa xuân.

Dưới cầu nước chảy trong veo

 Bốn cồn tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Cái thướt tha của liễu cùng là tâm trạng của Kiều cứ muốn buổi chiều dùng dằng đừng trôi để cho buổi kì ngộ cỏ những giây phút thiên thu . Dù sao cây liễu ấy vẫn nghiêng về vẻ đẹp khách quan. Với Xuân Diệu, ông áp đặt vẻ đẹp chủ quan cho cây liễu, liễu mang trong nó một vẻ đẹp giai nhân. Dáng liễu lá dáng người. Nhưng dòng lá liễu rũ xuống mang trong nó những dòng tóc người và trăm ngàn sợi lệ xanh đã định hình một nỗi đau. Các nhà thơ khác cũng thường ước lệ “nước mắt” lá

“Đôi đũa ngọc”, “kẻ mắt kèm nhèm rủ xuống hai dòng nước mắt”. “nước mắt cộm mi”.

Tâm trạng của liễu là tâm trạng của con người phảng phất trong dòng thư đầu là bóng dáng giai nhân đài các kiêu sa mà âu sầu buồn bã. Cách tìm – ngắm – cảm cái đẹp trong nỗi buồn đau.

Liệu cho “Một cây liễu’’ đứng chịu tang, hình tượng thơ có giá trị hơn không? Cái buồn “thổn thức bên song mảnh giấy tàn” chỉ mang tính chất phổ biến Còn ‘rặng” khác một thế giới người, liễu với cả một thế giới đông đúc kia đang di vào tàn tạ. Chứng nhân nỗi đau đớn này không phải là một mà là được cộng hưởng.

Hai giọng thơ được dùng một cách tinh vi về âm điệu, vần “iu” trong các từ “liễu, dìu hiu, chịu”. Vần “an” trong các từ”tang, hùng, ngàn”, vần “uôn” trong các từ “buồn, buông, xuống”. Có thể nói ba dòng âm ấy đã tạo thành chuỗi khiến ta thấy tâm trạng của liễu như buông chúng xuống không đỡ nổi thân dáng liễu.

Tại sao liễu lại phải đứng chịu tang? Liễu chịu tang ai? Có thể hiểu rằng liễu đang đứng chịu taug đau cho muôn loài tàn tạ quanh nó. Nỗi buồn “đìu hiu” khác xa với “gió đìu hiu” trong Tràng giang, ở Tràng giang đó là một cơn gió vu vơ đi qua một khu đất vắng người, một cơn gió mang hơi lạnh lẽo, nhưng trong Đây mùa thu tới, sự “đìu hiu” ẩn chứa sau nó là nồi buồn thi nhân – nỗi buồn của kẻ bị lạc lõng với thế giới hiện tại. Xuân Diệu tưởng như mình sắp đi về với cái chết… đủ chết!

“Đây mùa thu tới – mùa thu tới” không thể là tiếng reo vui mà là một tiếng kêu thảng thốt. Xuân Diệu ngỡ ngàng mà chợt nhận ra mùa thu đã về. Câu thơ thay đổi nhịp bất thường. Từ 2/2/3 chuyển thành 4/3 một cách cuống quýt Câu thơ thứ 4 cho ta thấy bóng hình phong thái của nàng thu yêu kiều. Ta cảm nhận được cái vũ điệu như bay lên đáp xuống trong sắc ảo hư ảo “vàng như phai” của lá vàng. Hình tượng thiên nhiên được chiếm cộng như giai nhân vốn lá đặc điểm của thơ Xuân Diệu.

Hãy đọc:

Trăng từ liên xứ đi khoan thai

 dinh trời tròn (Lời ki nữ)

Nàng trăng thật đẹp rá nàng thu that qúa phai’

Khổ 2:

Mùa thu đến với khu vườn.

Sự phai rụng, tàn tạ

“Đỏ – xanh”: đối lập về thời gian, sự sống bị đẩy lùi dần nhường chỗ cho sự héo úa. ,

Âm điệu “run rẩy rung rinh”: yếu ớt, đứt đoạn.

Nhịp thơ tăng dần ‘ khô gãy – xương – mong manh”.

Ở khổ đầu, mùa thu chỉ mới chớm hé. Ở thông qua quang cảnh chung của trời đất. Nhưng ở khổ 2, mùa thu đã dần hiện rõ nét hơn trong khung cảnh ngôi vườn. Không gian đã bị thu hẹp lại. Mỗi chớm thu … cái rét mướt của mùa đông đã hiện diện. Nếu khổ 1, thu chỉ mới làm phai màu cảnh vật thì khổ 2 thu đã tàn phá, làm rụng lá để cho “đôi nhánh khô gầy xương mong manh”.

Câu thơ “Hơn một loài hoa đã rụng cánh” có cách nói cầu kì theo lối Pháp. Xuân Diệu đã cố tạo ra một cách nói duyên dáng tế nhị để làm nhẹ đi cái vẻ tiêu điều của mùa thu. “Rùa” đã được sử dụng một cách đắc địa. Nó không phải lấn mà dường như có một màu đỏ nào đó rất vô hình nhưng rất thực. Nó chà đi xát lại làm phai màu xanh của lá để in sắc đỏ của nó vào đó. Đáng chú ý, nói đến mùa thu, người ta thường nói đến lá vàng. Nhưng ở đây, Xuân Diệu lại nói về lá đỏ. Chế Lan Viên cũng từng có câu thơ tuyệt diệu.

Mùa thu rướm máu rơi từng chút

 Trong lá bàng thu đỏ ngợp trời.

Màu đỏ ở đây không cần tinh ý thì giác quan của ta vẫn cảm thấy no nê. Còn màu đỏ trong thơ Xuân Diệu không đột biến, không bất ngờ. Đó là màu đỏ – thời gian. Đỏ đang đuổi xanh ra khỏi vương quốc của chiếc lá.Đỏ và xanh hiện diện trên một chiếc lá tạo nên những gam màu chói trong hội họa nhưng chính vì thế nó gây ấn tượng mạnh. Nó mang một giá trị biểu tượng không ngờ: sự sống đang bị đẩy dần, cái tàn tạ đang bị lấn át.

Như vậy, đầu tiên là hoa rụng. “Hoa” gây ấn tượng rõ nhất cho thị giác, tiếp theo là lá úa. Đến câu thứ 3 thì ta cảm nhận được giây phút cuối cùng hấp hối của lá. “những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhiều người ngộ nhận cho rằng đây là những luồng gió làm lá rung rinh. Thực ra đây là luồng run rẩy – luồng sự sống – Xó bị mặt chuyên vận  trong nhành cây cuống lá. Chỉ có giác quan nghệ sĩ mới có thể cảm nhận được. Luồng run rẩy” chính là luồng sống bị đứt đoạn. Sự tinh tế được đẩy lèn ờ mức rất cao!

Câu cuối là kết thúc phải có của một quá trình. Bây giờ lá rụng cành khô. Từ “đói” không có nghĩa là hai mà là thơ thơ vài cành cây trong vườn. Cá 7 tiếng “Đôi nhánh…” đã hoàn tất sự tàn tạ ở trong khu vườn. Cả 7 tiếng này bồi thấu … cho nhau, níu kéo nhau làm cho sự tàn tạ xuống đến tận cùng.

‘Mong manh” xuất hiện trong câu thơ chỉ là một cách tăng lên cho sự héo tàn ở trên.

Khổ 3: Mùa thu được nhìn ở không gian xa, lớn, rộng

+ Xa: dãy núi.

+ Rộng lớn: trăng, vắng người.

+ So sánh thiên nhiên như người: trăng ngẩn ngơ.

Thu và trăng không xa lạ với thơ xưa

Song thưa để mộc bóng trăng vào

(Nguyễn Khuyến)

Hay như Nguyễn Công Trứ từng bày tỏ:

Sang thu tiết hơi may hiu hắt Trên cung Quảng xa đưa hương quế

Thu và trăng cũng không xa lạ với thơ mới. Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức

(Lưu Trọng Lư)

Thế nhưng, nàng trăng trong thơ Xuân Diệu lại bị bất quả tang trong một giây phút “tự ngần ngơ“. Nàng trăng quý phái, kiêu sa đã có lúc không che giấu nổi tâm

 

trạng thiếu lự chú, bơ vơ, ngơ ngác. Nhưng sự thật đây chính là sự phát giác cua Xuân Diệu về mình.

hôm nay trải nhẹ lên cao

Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn.

Nàng trăng trong thơ Xuân Diệu vừa dè gắn vừa xa lạ. Càng xa lạ hơn khi nàng

lâu mới xuất hiện từ một dãy núi xa và ra đi trong bầu trời “nhạt sương mờ”.

Dấu hiệu mùa thu còn là cơn gió thu. Gió ở đây đã bị cái rét mướt của mùa đông li?n vào cái bí mật vô hình dường như bị phơi bày dưới cái giác quan của nhà thơ.

“Bến đò đã vắng” lại lồng lộng rét khiến cho bầu trời, mặt đất trống rỗng. Nó gợi về một sự xa vắng mơ hồ. Nồi buồn khó lòng diễn tả được của con người.

Khổ cuối: + Đã xuất liiện hình ảnh con người.

+ “Nhìn xa”: hai…

+ “Hận”: thanh trắc lọt giữa một câu thơ đang theo nhịp dáng cao.

Dường như có một sự tương ứng giữa lòng người với cảnh thu. Mùa thu đến tạo nên sự bâng khuâng buồn vắng khi thấy xung quanh đầy những sự tan vỡ chia li. Những đám mây tan dần ra trong không trung. Những cánh chim rời bó vùng trời quên thuộc để bay đi tìm nơi ấm áp phương xa. Trời chỉ còn lại khí trời, cái âm khí ấy nặng nề, u uất được đọng lại trong từ “hận” nặng nề của thanh trắc. Dường như nỗi buồn chia li ấy tạo nên một khối u uất đè nén, bức bách người cảm thu. Nói đúng hơn cái u uất ấy là lổng số của “phai, rụng, ngẩn ngơ, mờ, chia li…”. Hai dòng thơ cuối mới xuất hiện con người. Thu và thiếu phụ thì Lưu Trọng Lư đã nói:

Em khùng nghe rạo rực

Hình đinh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Người thiếu phụ nhìn vầng trăng thu hạnh phúc, thao thức với người chinh phu ngoài biên tái bởi duyên chưa trọn là lẽ dương nhiên. Thế nhưng khép lai bài thơ buồn mùa thu ta lại gặp nàng thiếu nữ không phải với “nụ cười xuân” mà có dáng vẻ của những người gia khiến ta phải nhớ nàng Kiều ngày nọ.

Xót người tựa cửa hôm mai

Bài thơ kết thúc để lại một sự xao xuyến cho người đọc. Đây là kết thúc để ngỏ của thơ Dường Tống. Nó gợi một cảm hứng đầy sáng tạo với độc giả. Người đọc tha hồ suy nghĩ: thiếu nữ nghĩ gì mà thiếu nữ nhìn xa? Phải chăng nàng đang nhìn mông lung, nhìn mà không thấy gì cả. nhìn để hướng vào thời gian riêng của tâm hồn? Cũng có thể thiếu nữ đã và đang nhìn thấy trước, biết trước, lường trước và bên tai nghe tiếng hối hả của thời gian “Đây mùa thu tới. dây mùa thu tới”

– KẾT LUẬN

Bút pháp tạo hình trong Đây mùa thu tới là sự tác động đến các giác quan con người ở hàng thông báo mang tính cái có giá trị trong đời sống đang bị hủy diệt, đang bị lụi tàn. giá lạnh. Tất cả chỉ mới bắt đầu thật sự không phải mọi đóa hoa đều rụng mà chỉ “một loài hoa ” Không phải tất cả tán cây lá xanh đều bị tuyệt diệt sắc xanh mà là màu đo đang rua rủa màu xanh. Không phải tất cả mọi cành đều khô héo mà “đôi nhánh khô già) Không phải luồng gió nào cũng lạnh lẽo mà “rét mướt”chỉ mới ngấm ngầm trong luồng gió. Tính giao mùa hấp hối đó càng thấm thía hơn bởi những vùng màu nghĩa của áo mơ phai, luổng run rẫy, đã nghe rét mướt. Người đọc nhiều lúc có cảm giác mùa thu đã thực sự chiếm hữu cảnh vật, thậm chí mùa đông đã có mặt trong thu… Tất cả những điều ấy là một phiến âm bài: trong phong cách tư tưởng của nhà thơ Xuân Diệu. Vì yêu cuộc sống, Xuân Diệu rất sợ từng giây từng phút của cuộc sống bị gặm nhấm, tàn phai, rất sợ tuổi trẻ lại càng làm tâm hồn già. Nói tóm lại, về mặt tư tưởng Đây mùa thu tới là sự dị ứng với Xuân không tuổi của Xuân Diệu, xuân mới kì diệu mới là bản chất của ông.

huynh hao

0 chủ đề

23969 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0