Phân tích bài ca dao Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa – Văn mẫu lớp 10
Phân tích bài ca dao Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa – Bài làm 1 Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về ...
Phân tích bài ca dao Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa – Bài làm 1 Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác ...
Phân tích bài ca dao Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa – Bài làm 1
Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Ví dụ một số câu mở đầu bằng cụm từ Thân em và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.
Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các. Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.
Nếu không may gặp phải vào hoàn cảnh trớ trêu, họ chỉ có một cách lựa chọn là cúi đầu chấp nhận. Dân gian đã ví: Thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu, bởi vì người phụ nữ đã bị bao điều đè nén, ràng buộc bị tước đoạt quyền tự do, quyền làm chủ bản thân, Luật Tam tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử không cho họ được sống theo ý mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Dẫu biết là vô lí, bất công cũng vẫn phải nhẫn nhục, cam chịu, chẳng biết kêu ai.
Phân tích bài ca dao Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa – Bài làm 2
Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực. Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Ví dụ một số câu mở đầu bằng cụm từ Thân em và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”
Hình ảnh hạt mưa sa lại gợi lên một sắc thái khác. Người phụ nữ cảm thấy thân phận mình quá nhỏ bé, gần như vô nghĩa. Có bao nhiêu hạt mưa từ trời cao rơi xuống trong một cơn mưa?! Mọi hạt mưa đều trong trẻo, mát lành như nhau nhưng chỗ rơi xuống – tức số phận của từng hạt mưa lại không giống nhau.
Sự rủi may của hoàn cảnh không thể nào đoán định trước được. Nó có thể dẫn đến những điều trái ngược hoàn toàn trong cảnh ngộ. Giữa muôn ngàn hạt mưa, một số hạt may mắn không rơi xuống giếng, không mất hút vào luống cày mà lại rơi vào vườn hoa, vào chốn lầu son gác tía đài các. Bài ca dao này quả là một bức tranh sinh động về thân phận bấp bênh của người phụ nữ xưa kia.
Nếu không may gặp phải vào hoàn cảnh trớ trêu, họ chỉ có một cách lựa chọn là cúi đầu chấp nhận. Dân gian đã ví: Thân con gái mười hai bến nước, trong nhờ, đục chịu, bởi vì người phụ nữ đã bị bao điều đè nén, ràng buộc bị tước đoạt quyền tự do, quyền làm chủ bản thân, Luật Tam tòng: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử không cho họ được sống theo ý mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Dẫu biết là vô lí, bất công cũng vẫn phải nhẫn nhục, cam chịu, chẳng biết kêu ai.