03/06/2017, 23:29
Phân tích 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao Duyên
Kết thúc đoạn thơ, bi kịch càng được đẩy lên cao. Mâu thuẩn này nối tiếp mâu thuẫn khác, Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng trở về với tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai mờ mịt. Dù có quay về quá khứ hay hướng tới tương lai, cuối cùng Kiều vẫn là con ...
Kết thúc đoạn thơ, bi kịch càng được đẩy lên cao. Mâu thuẩn này nối tiếp mâu thuẫn khác, Kiều đã hoàn toàn bất lực trước mong muốn níu kéo, cố gắng trở về với tình yêu. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ xa xôi và tương lai mờ mịt.
Dù có quay về quá khứ hay hướng tới tương lai, cuối cùng Kiều vẫn là con người sống với thực tại của mình :
« Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng »
Hàng lọat những thành ngữ được liệt kê hàm chứa bao bi kịch người con gái. Đó là sự vỡ tan, dở dang của tình yêu và bọt bèo, trôi nổi của đời Kiều. Bi kịch càng sâu sắc khi trước hiện tại nàng vẫn không thôi khao khát tình yêu hạnh phúc. Những từ ngữ có tính chất vô hạn định như « muôn vàn, trăm nghìn » thể hiện sâu sắc káht vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn. Oan nghiệt thay, khát vọng ấy cũng chính là hiện thực không gì cứu vãn nổi. Bi kịch tình yêu dâng lên tột đỉnh.
Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:
« Ôi Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »
Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.
Ngòi bút tài tình của Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc những diến biến phức tạp của nhân vật. Với hệ thống ngôn từ được sử dụng một cách điêu luyện và độc đáo, Nguyễn Du chính là một bậc thầy về ngôn ngữ.
Tác phẩm đã làm rung động biết bao trái tim người đọc từ hàng thế hệ nay. Đoạn trích « Trao duyên » đã phác họa thành công bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, nhưng ánh lên rực rỡ một nàng Kiều đẹp đẽ, sống động với nhân cách cao cả. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao
« Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng »
Hàng lọat những thành ngữ được liệt kê hàm chứa bao bi kịch người con gái. Đó là sự vỡ tan, dở dang của tình yêu và bọt bèo, trôi nổi của đời Kiều. Bi kịch càng sâu sắc khi trước hiện tại nàng vẫn không thôi khao khát tình yêu hạnh phúc. Những từ ngữ có tính chất vô hạn định như « muôn vàn, trăm nghìn » thể hiện sâu sắc káht vọng về một tình yêu thiết tha, vĩnh viễn. Oan nghiệt thay, khát vọng ấy cũng chính là hiện thực không gì cứu vãn nổi. Bi kịch tình yêu dâng lên tột đỉnh.
Nàng gọi Kim Trọng là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc. Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:
« Ôi Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »
Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.
Ngòi bút tài tình của Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc những diến biến phức tạp của nhân vật. Với hệ thống ngôn từ được sử dụng một cách điêu luyện và độc đáo, Nguyễn Du chính là một bậc thầy về ngôn ngữ.
Tác phẩm đã làm rung động biết bao trái tim người đọc từ hàng thế hệ nay. Đoạn trích « Trao duyên » đã phác họa thành công bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, nhưng ánh lên rực rỡ một nàng Kiều đẹp đẽ, sống động với nhân cách cao cả. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao