Phân tích đoạn văn tố cáo tộ ác của thực dân Pháp trong tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Đánh giá bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Văn thơ Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh vô cùng độc đáo và đa dạng. Đặc biệt là văn chính luận của ...
Đánh giá bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Văn thơ Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh vô cùng độc đáo và đa dạng. Đặc biệt là văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng ...
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Văn thơ Hồ Chí Minh là một di sản vô giá, là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh vô cùng độc đáo và đa dạng. Đặc biệt là văn chính luận của người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Nói đến văn chính luận của Người, ta không thể không nhắc đến bản “Tuyên ngôn Độc lập” – một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một áng văn chính luận mẫu mực. Phần đầu tiên của bản Tuyên ngôn Độc lập đặt ra cơ sở pháp lí và nêu lên những chân lí về nhân quyền và nhân quyền. Phần tiếp theo của bản Tuyên ngôn Độc lập đã nêu ra những tội ác của bọn thực dân và bác bỏ luận điệu xảo trá rằng: Pháp có công khai hóa và bảo hộ Việt Nam.
Là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ với dã tâm xâm chiếm nước ta lầ nữa, thực dân Pháp đã hùng hồn tuyên bố những luận điệu xảo trá: Pháp có công “mở mang”, “khai hóa” và “bảo hộ” Việt Nam. Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng vốn là thuộc địa của Pháp bị phát xít Nhật chiếm, nay Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Nam đương nhiên thuộc Pháp. Pháp thuộc phe đồng minh nên có quyền quay lại Việt Nam để tước khí giới của quân đội Nhật. Trên nền tảng cơ sở pháp lí vững chắc đã khẳng định ở phần đầu, bước sang phần thứ hai của Tuyên ngôn Độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã bác bỏ luận điệu ản cướp của thực dân Pháp.
Thực dân Pháp vỗ ngực tự hào vì có công khai hóa, bảo hộ Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập vạch trần luận điệu bịp bợm dối trá và hành động phản nhân đạo của bọn chúng. Hơn 80 năm qua, lợi dụng lá cờ bình đẳng, bác ái, thực dân Pháp đã cướp đất nước ta, áp bức đông bào ta. Đó là câu khẳng định đanh thép, hùng hồn. Tiếp đó, Tuyên ngôn Độc lập đã phân tích, chứng minh một các rõ ràng, chi tiết, tỉ mỉ tội ác của thực dân Pháp. Chúng thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay chém giết dân yêu nước, tắm cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng rượu cồn, thuộc phiện. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ nguyên liệu, chúng bóc lột dân ta đến sương tủy khiến dân ta nghèo nàn thiến thốn, xơ xác, tiêu điều. Thêm nữa, mùa thu năm 1940 thực dân Pháp mở của nước ta đón Nhật. Thế là chẳng những Pháp không bảo hộ nước ta mà trong 5 năm, chúng còn bán đất nước hai lần cho phát xít Nhật. Có thể nói biết bao tội ác dã man, tàn bạo chất chồng của thực dân Pháp đối với toàn thể dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 80 năm qua đã được chủ tịch Hồ Chí Minh cô đúc lại với dung lượng chưa đầy một trang giấy mà vẫn đanh thép hùng hồn.
Điều gì đã tạo nên sức mạnh tố cáo, ghê gớm đó? Chỉ có thể lí giải là tác giả “Tuyên ngôn Độc lập” đã sử dụng hiệu quả thao tác lập kuận phân tích chứng minh đã kết hợp linh hoạt các biện pháp sở trường trong văn chính luận. Trước hết, thủ pháp liệt kế được sử dụng rộng rãi khiến nhin đâu cũng thấy tội ác của thực dân Pháp, vùng miền nào cũng bị chúng tàn phá, tầng lớp nào cũng bị bóc lột tàn nhẫn, đẩy tới bước đường cùng. Một loại tội ác lại được chia tách thành từng nhóm, từng đoạn riêng. Thậm chí có những câu văn được tách riêng đứng độc lập một mình một đoạn. Cách diễn đạt như thế rất rõ ràng gây ấn tượng mạnh với người đọc. Tác giả còn đưa ra những mốc thời gian những số liệu cụ thể. Đó là những bằng chứng rành rành không thể chối cãi. Đặc biệt, điệp từ “chúng” được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên điệp khúc nhức nhối. Mỗi chữ “chúng” mở đầu mỗi câu văn nặng như búa tạ giáng vào đầu bọn thực dân Pháp. Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng động từ mạnh giàu sức gợi hình: “thẳng tay chém giết”, “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”, “bóc lột nhân dân đến tận xương tủy”, “quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật”,… Qua từ ngữ đấy, hình ảnh thực dân Pháp hiện lên sống động. Pháp chẳng khác gì thú dữ chuyên ăn xương, đâm tủy dân ta nhưng vô cùng hèn hạ, đê tiện trước pháp xít Nhật. Năm 1925, tại thủ đô Pari, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản án chế độ thực dân Pháp tố cáo tội ác thực dân với thuộc địa. Vì thế hoàn toàn có thể coi đoạn văn trên của “Tuyên ngôn Độc lập” là bản án chế độ thực dân Pháp lần thứ ha, ở đó chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung kết tội thực dân Pháp đối với Việt Nam hơn 80 năm. Đây là bản án vô cùng đanh thép hùng hồn mà không một luật sư quốc tế nào có thể bào chữa, giảm tội cho thực dân Pháp được. Lời văn hừng hực ngọn lửa căm hờn, phấn uất. Ta thấy vang vọng đâu đây âm hưởng của áng thiên cổ hùng văn “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Quần cuồng Minh và thực dân Pháp là hai kẻ thù thuộc hai thời đại khác nhau nhưng chung một tội ác trời không dung, đất không tha mà không một sử sách nào có thể ghi hết tội. Hướng đến kẻ thù căm hờn phẫn uất bao nhiêu, hướng đến nhân dân ta, đồng bào ta, ngòi bút của chủ tịch Hồ Chí Minh lại chan chứa niềm xót xa, thương cảm bấy nhiêu. Những hình ảnh “bóc lột dân ta đến tận sương tận tủy” khiến cho dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều cùng hàng loạt điệp từ “ta” lặp đi lặp lại khiến người đọc có cảm giác chủ tịch Hồ Chí Minh đang nhập thân để giãi bày nỗi thống khổ không riêng gì của nhân dân mà của chính người thân yêu của bản thân mình.
Tiếp tục mạch tranh luận, “Tuyên ngôn Độc lập” bác bỏ luận điệu man trá của Pháp: Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp đương nhiên Pháp có quyền trờ lại Việt Nam. Để bác bỏ luận điệu này, “Tuyên ngôn Độc lập” đã đưa ra hàng loạt sự thật hiển nhiên “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”. Điệp ngữ “ sự thật” láy đi láy lại đã đập tan toàn bộ luận điệu xảo trá của Pháp. Đó là sự thật thì không thể chối cãi. Vô cùng ngoan cố, thực dân Pháp lớn tiếng khẳng định Pháp thuộc phe đồng minh chống phát xít nên có quyền đại diện cho đồng bào Việt Nam tước khí giới quân đội Nhật. “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đã bác bỏ luận điệu ăn cướp này của thực dân Pháp. Khi phát xít Nhật xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đồng minh, thực dân Pháp đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật. Khi Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật. Với những chứng cớ như vậy, Pháp lại kẻ phản bội lại đồng minh làm gì có đủ tư cách đại diện cho đồng minh để trờ lại tước khí giới quân dội Nhật. Đến đây thì mọi luận điệu xảo trá và chiêu bài đen tối của thực dân Pháp đã bị vạch trần và đập tan hoàn toàn.
Đoạn văn tố cáo tội ác thực dân Pháp là một điển hình mẫu mực về văn chương chính luận. Những dẫn chứng đưa ra đều có sự chọn lọc. Đặc biệt lời văn vừa súc tích vừa truyền cảm. Được viết bằng máu và nước huyết, “Tuyên ngôn Độc lập” là bản cáo trạng hùng hồn đanh thép hiếm thấy trong lịch sử đấu tranh dân tộc cũng như thế giới.