25/05/2018, 12:30

Phần mềm và quyền sở hữu trí tuệ

Một quan niệm sai lầm và phổ biến là phần mềm nguồn mở giống như “của chùa”, không có liên quan gì đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tế, các phần mềm máy tính, giống như mọi sản phẩm trí tuệ khác, luôn phát sinh quyền tác giả ...

Một quan niệm sai lầm và phổ biến là phần mềm nguồn mở giống như “của chùa”, không có liên quan gì đến quyền sở hữu trí tuệ. Trong thực tế, các phần mềm máy tính, giống như mọi sản phẩm trí tuệ khác, luôn phát sinh quyền tác giả và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, tác giả của phần mềm nguồn mở cho phép mọi người tự do sử dụng sản phẩm của họ chỉ với một số hạn chế về bản quyền. Điều này có nghĩa là tác giả (hay đồng tác giả) của những phần mềm nguồn mở có toàn quyền đối với sản phẩm trí tuệ của họ, như quyền chuyển giao, mua bán, đăng ký phát minh, sáng chế, thay đổi điều kiện giấy phép về bản quyền. Khá nhiều công ty thương mại sau một thời gian phát triển sản phẩm theo mô hình nguồn mở đã chuyển qua kinh doanh sản phẩm nguồn mở bằng cách bán quynsdụngmãnhịphâncủa phần mềm (binary software licence) kèm theo dịch vụ hỗ trợ, trong khi vẫn cung cấp nguồn theo một số giấy phép bản quyền phần mềm.

a) Giấy phép GNU/GPL (General Public License): cho phép người dùng tự do sao chép, phân phối, thay đổi chương trình. Các hạn chế về bản quyền chỉ phát sinh khi người dùng chuyển giao sản phẩm cho người dùng khác. Cụ thể là:

Việc phân phối sản phẩm theo giấy phép GPL phải kèm theo mã nguồn.

Mọi thay đổi liên quan đến sản phẩm GPL cũng phải tuân thủ giấy phép GPL.

Nhà phân phối không có quyền áp dụng các hạn chế trái với giấy phép GPL đối với người sử dụng.

Người sử dụng san phẩm GPL cũng có những quyền sao chép, phân phối, chỉnh sửa phần mềm như người phân phôi.

Giấy phép GPL ảnh hưởng tới khoảng 75% số dự án phần mềm nguồn mở, nó đảm bảo các sản phẩm nguồn mở không thể bị hạn chế khi chuyển giao hay trở thành các sản phẩm sở hữu riêng.

b) Giấy phép kiểu BSD (Berkeley System Distribution): cho phép người sử dụng có nhiều quyền tự do đối với sản phẩm, ngoài một số ràng buộc:

· Phải tôn trọng mã nguồn, tác giả và quyền tác giả cuả mã nguồn phần mềm.

· Không cho phép ràng buộc các thiệt hại vì sử dụng phần mềm BSD (nếu có) với tác giả mã nguồn hay người cấp quyền.

Với các điều kiện cuả giấy phép kiểu BSD, các sản phẩm phần mềm sở hữu riêng có thể sử dụng mã nguồn cuả phần mềm BSD. Ngay cả công ty Microsoft cũng đã sử dụng một số mã nguồn BSD trong sản phẩm thương mại cuả mình. Nhiều công ty bán phần mềm thương mại có kèm theo những phần mềm kiểu BSD như hệ điều hành UNIX FreeBSD, NetBSD, OpenBSD, Apache web server, Xfree86 Window System, Sendmail, .... Khác với GPL, giấy phép BSD không yêu cầu phải phân phối lại mã nguồn (đã sửa đổi) kèm theo sản phẩm thương mại và tất nhiên cũng không cho phép phân phối lại các sản phẩm này.

Trên đây là thí dụ cuả hai trong số trên 50 giấy phép bản quyền liên quan đến phần mềm nguồn mở, và cũng chỉ có một hoặc hai giấy phép trong đó hạn chế việc thương mại hoá các sản phẩm nguồn mở. Có khá nhiều giấy phép nguồn mở khuyến khích việc thương mại hoá sản phẩm, nhiều giấy phép do chính các công ty phần mềm lớn như Sun, IBM, Apple cung cấp. Trong xu hướng cạnh tranh cuả thị trường sản phẩm sở hữu trí tuệ nói chung và phần mềm máy tính nói riêng, các đối thủ cạnh tranh thường áp dụng những chiến thuật kinh doanh để giành lợi thế về mình, đôi khi phát sinh những trường hợp kiện tụng liên quan đến bản quyền, kể cả bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến phần mềm nguồn mở. Do đó vai trò định hướng và điều tiết của chính phủ trong lĩnh vực này là rất quan trọng, nhất là trong phạm vi quốc gia và lãnh thổ để bảo vệ và khuyến khích phát triển nền công nghiệp phần mềm nội địa.

0