Phân biệt ngôi sao và hành tinh? - Câu hỏi hay
Mấy ngày nay tôi theo dõi, thấy độc giả tranh cãi nên gọi là sao Diêm Vương hay Diêm Vương tinh. Qua tìm hiểu, tôi được biết Diêm Vương là một hành tinh lùn. Xin hỏi ngôi sao, hành tinh và hành tinh lùn khác nhau điểm nào? (Đoàn Trang, Hà Nội) ...
Mấy ngày nay tôi theo dõi, thấy độc giả tranh cãi nên gọi là sao Diêm Vương hay Diêm Vương tinh. Qua tìm hiểu, tôi được biết Diêm Vương là một hành tinh lùn. Xin hỏi ngôi sao, hành tinh và hành tinh lùn khác nhau điểm nào? (Đoàn Trang, Hà Nội)
Vũ trụ có rất nhiều ngôi sao, hành tinh và hành tinh lùn. Ảnh minh họa: ESA |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Hiểu cơ bản thế này:
Ngôi sao bản thân nó tự phát sáng bởi các phản ứng hóa học sinh ra nhiệt độ cực kỳ lớn, ví dụ như mặt trời của chúng ta là 1 ngôi sao. Ngôi sao thì không di chuyển nên không có quỹ đạo. Tất nhiên các phản ứng hóa học cũng có giới hạn của nó nên đến 1 thời điểm nào đó ngôi sao hết năng lượng và tắt dần...
Còn hành tinh thì không tự phát sáng được vì không có các phản ứng sinh nhiệt như ngôi sao, ví dụ như trái đất chúng mình là hành tinh. Chữ "hành" nghĩa là đi, nghĩa là hành tinh thì di chuyển nên nó có quỹ đạo, thường là ổn định.
Sao lùn chắc là để phân biệt với sao cao. Hi hi mình đùa thôi. Sao lùn là ngôi sao đang ở "bên kia sườn dốc tuổi tác" của 1 ngôi sao. Nghĩa là giai đoạn 1 ngôi sao đang dần hết năng lượng và sắp tạch... - (Hàn Cốc)
Nói Nôm na cho bạn hiểu nhé
Một Hệ mặt trời bao gồm 3 thứ chính: Ngôi sao trung tâm, các hành tinh xoay quanh ngôi sao và các vệ tinh của các hành tinh.
1- Ngôi sao trung tâm, phát sáng do phản ứng nhiệt hạch (fusion) gồm các màu xanh, trắng, vàng, đỏ theo vòng đời của nó.
2- Các hành tinh và tiểu hành tinh xoay quanh ngôi sao trung tâm, hành tinh thường có 2 loại rắn và khí.
3- Các vệ tinh xoay quanh hành tinh mẹ của chúng VD: mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Cuối cùng RẤT NHIỀU hệ mặt trời xoay quanh trung tâm Dãy ngân hà và Rất, rất, rất nhiều dãy Ngân hà hình thành Vũ trụ. - (An Ho)
Bạn thân mến, trong hệ mặt trời, theo phân loại mới nhất ngày 24 tháng 6 năm 2006 của Hội thiên văn Quốc tế, thì các vật thể được chia ra làm 3 loại: hành tinh, hành tinh lùn và các vật thể nhỏ. Các hành tinh lùn, về cơ bản được định nghiã giống như các hành tinh: tức là có quỹ đạo quay quanh mặt trời, có kích thước đủ lớn để trọng trường thắng lực vật rắn tạo nên dạng hình cầu, có các vệ tinh quay xung quanh, bản thân hành tinh lùn không phải là vệ tinh của các vật thể khác. Các tiểu hành tinh, nay đều được gọi là hành tinh lùn. Như vậy theo định nghĩa này, có thể hiểu một cách nôm na là vì kích thước của Diêm Vương Tinh chỉ bằng 1/5 về khối lượng và 1/3 về thể tích so với Mặt trăng của Trái Đất, có quỹ đạo quanh mặt trời và có các vệ tinh quay xung quanh nên được gọi là hành tinh lùn. Có thể phân biệt cho dễ hiểu như người cao và người lùn vậy. Theo đó, Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất trong hệ mặt trời. Thực ra hiện nay các nhà khoa học đăng băn khoăn về việc có nên xếp Diêm Vương Tinh và vệ tinh lớn nhất của nó là Charon vào cái được gọi là Hệ hành tinh lùn đôi hay không, vì khối tâm của quỹ đạo của Diêm Vương Tinh và vệ tinh Charon không nằm trong hai vật thể này, tức là không biết Diêm Vương Tinh quay quanh Charon hay Charon quay quanh Diêm Vương Tinh? - (LinhGiang)
Hồi học vật lý giáo viên có dạy: để hiểu đơn giản cho dễ nhớ thì hành tinh nào "tự phát sáng" được thì gọi là ngôi sao, còn cái vụ hành tinh vs hành tinh lùn thì có định nghĩa đấy nhưng với người ko chuyên như mình thì khó mà phân biệt được rõ ràng nên tốt nhất chỉ cần phân biệt thế nào là ngôi sao còn thế nào là hành tinh là đủ... - (unregister)
Ngôi sao: tỏa sáng rực rỡ, sinh nhiệt lớn,đang trong thời kỳ sung mãn của cuộc đời.
Sao lùn: là ngôi sao sắp tắt, gần chết.
Hành tinh: không có khả năng phát sáng, quay xung quanh ngôi sao.
chú ý: Các cách gọi như: Sao Mộc, Sao Diêm Vương, Sao Thủy...là sai cơ bản. Vì chúng đều là các hành tinh như Trái Đất mà Trái Đất thì đương nhiên không phải là ngôi sao. - (sanhluan88)
Ngôi sao là những vật thể phát sáng như mặt trời. Hành tinh là những vật thể quay quanh ngôi sao như trái đất. Hành tinh lùn nhỏ hơn hành tinh. Vệ tinh là những vật thể quay quanh hành tinh như mặt trăng. - (Nhựt)
Ngôi sao là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vật thể hành tinh (planetesimal). - (Lớp 6)
Sao là những vật thể tự phát sáng, vd như mặt trời....Còn hành tinh là những vật thể không tự phát sáng được, vd như trái đất, mặt trăng.... - (yêu khoa học)
Theo em biết thì ngôi sao là các mặt trời phát sáng nhờ phản ứng nhiệt ứng. Hành tinh quay quanh các ngôi sao tương tự trái đất quay quanh mặt trời. - (Triều Dương)
Cách phân biệt ngôi sao và hành tinh thì các bạn trên đã nói rồi.
Mình chỉ nói sự nhầm lẫn từ " sao " là do cách gọi tên của Việt Nam thôi: các nước khác người ta không gọi các hành tinh như là " Sao Hỏa ", " sao Mộc "... Mà đơn giản là Mars, Jupiter, Pluto....Bạn thấy đấy, ko có gì có từ sao " Star "trong này.
Đơn giản là do tiếng việt mà ra cả :)) - (trinhvuonganh)
vâng giáo dục VN chúng ta cần có thêm môn thiên văn học cho học sinh. nói thật tôi tốt nghiệp đại học mà giờ nói cái này hỏi về hệ mặt trời tôi còn chỉ biết máng máng. cảm thấy mình thua kém nước bạn quá nhiều. - (Phạm Văn Vượng)
Sao thì phát ra ánh sáng, hành tinh thì không. Hành tinh thì cấu tạo là đất đá, hành tinh lùn cấu tạo là băng đá. Theo tôi hiểu thì như vậy ! - (sytd)
câu hỏi của bạn rất hay. thực tế thì ngôi sao thì ko có đất. còn hành tinh thì có. ví dụ mặt trời cũng là ngôi sao. còn mặt trăng thì là hành tinh. - (Tân Hơi Gay)
hành tinh - planet phải có quĩ đạo sạch hình elip quanh mặt trời nên Pluto bị coi là hành tinh lùn vì có quĩ đạo rất gần với vành đai Kuiper gồm nhiều vật thể nhỏ - (cothethoi)
Các bạn cứ thử suy gẫm xem trong vòng 10 năm trời ,con tàu vũ trụ còn khoảng 12 ngàn km nữa là tới Hành tinh lùn ( Diêm Vương tinh ) hiểu nôm na hành tinh nào trong hệ Mặt trời ở xa nhất ,thời gian bay đến đó lâu nhất , thì được gọi là hành tinh lùn, - (Sarah Le Nguyen)
Mình góp ý với các bạn rằng; sao lùn là ngôi sao chủ ,vi dụ như mặt trời trong thái dương hệ của chúng ta, sau hơn 4 tỷ năm nữa nó không còn khả năng tổng hợp khí hydro để phản ứng nhiệt hạch( sinh ra ánh sáng mà thái dương hệ chúng ta đang được hưởng),khi đó toàn bộ lớp khí và vật chất trên bề mặt sẻ bị thổi bay ra xung quanh(sinh ra sóng xung kích vô cùng lớn)đến lúc đó chỉ còn lại phần lõi va nguội dần va ánh sáng rất yếu ,nên nó đươc gọi là SAO LÙN trắng - (kientd87)
Bản thân các sao không thể phát sáng. Nó sáng được là nhờ ánh sáng mặt trời, cũng giống như mặt trăng. - (hồng vân)
Nói về vũ trụ mọi thứ đều là giả thuyết, còn tai sao gọi là ngôi sao và tại sao gọi là hành tinh mình xin có một giải thích giả thuyết các bạn thử nghĩ xem nhé: ngôi sao, đọc là người Việt ai cũng hiểu nó được gép từ hai từ ngôi và sao vậy là ngôi sao là ngôn âm của người việt, còn người nhật họ gọi là houshi, vậy là ngôi sao được gọi là do ngôn âm của từng vùng từng quốc gia từng dân tộc để chỉ về một thứ trên bầu trời phát sáng trong đêm, ngày nay khoa học phát triển họ hiểu và gọi nó là hành tinh cũng vẫn chỉ là cách gọi cho ngôi sao theo một dạng biết hơn nó chỉ là một gì đó phát sáng trên bầu trời. Và giả thuyết thứ 2 đi kèm đó là ngôi còn có thể hiểu là nó là vị trí, và sao là do có quá nhiều bí ẩn chứa ở đó còn chờ giải đáp nên nó có từ sao ở đó, chung quy hành tinh và ngôi sao chỉ là cách gọi chỉ vật thể vô định trong vũ trụ - (thangtram)
hành tinh là 1 thiên thể quay quanh 1 ngôi sao , thông thường 1 vài trong số các ngôi sao mà bạn thấy trên bầu trời cũng có hành tinh quay quanh nó , nhưng nó quá nhỏ và mờ để thấy được , còn các hành tinh trong hệ mặt trời , nghĩa là mặt trời là 1 ngôi sao và cũng có hành tinh quay quanh , trong đó có cả trái đất , thông thường 5 hành tinh có thể thấy được giữa các vì sao ở xa là sao thủy , sao kim , hay còn gọi sao mai hay sao hôm , sao hỏa , thường đỏ hơn các vì sao khi quan sát , sao mộc , chỉ sáng sau sao kim đến nổi nếu nó xuất hiện trước bình minh người ta còn hiểu lầm sao mai , sao thổ , nhận biết hành tinh này qua ống nhòm cũng khá đơn giản , tuy không thấy vành đai nhưng nó có màu vàng nhạt nhạt , chúng ta khó phân biệt đâu là hành tinh , đâu là ngôi sao vì chúng nhìn y chang nhau , nhưng các hành tinh có độ sáng rất ổn định và không nhấp nháy như các vì sao , các hành tinh chỉ phản chiếu lại ánh sáng của ngôi sao chứ không thấy được , các hành tinh trong hệ mặt trời phản chiếu lại ánh sáng mặt trời nên chúng ta thấy nó sáng , còn các vì sao thì nhờ phản ứng nhiệt hạch và tự phát sáng y như mặt trời vậy . hệ mặt trời có hơn 12 hành tinh , sao thủy , sao kim , trái đất , sao hỏa , tiểu hành tinh ceres , sao mộc , sao thổ , sao thiên vương , sao hải vương , sao diêm vương , eris , 90377 sedna , sao hải vương và sao thiên vương không thể nhìn thấy bằng mắt thường , phải cầm lấy ống nhòm đường kính vật kính 40 mm trở lên hoặc kính thiên văn . - (kinhvienvongmanhnhatthegioi)
vậy các vi sao chúng ta nhìn thấy được trên bầu trời vào ban đêm có phải là các hanh tinh không???? - (tovansinh)
1. Sao là các thiên thể có kích thước lớn có thể tự phát sán dc
2 hanh tinh là thiên thể nhỏ hơn sao gấo nhiều lần .ko tự phát sang. Quay quanh sao
3. Tiểu hành tun(hanh tinh lun) đặc tinh tương tự tiểu hành tinh nhưng có kích thước nhỏ hơn hành tinh. Và nhỏ hơn cả vệ tinh
4. Vệ tinh quay quanh các hành tinh .kg có khả năng tự phát sáng - (nguyen le thien nga)
Tôi làm nhà vào ngày đã định trong ngày đó có sao quỷ va sao tinh thì có ảnh hưởng gì trong xây dựng - (Trần Thanh Bình)