Phân biệt kính thiên văn và kính viễn vọng? - Câu hỏi hay
Xin hỏi hai loại kính trên có phải là một không? Nếu không, chúng khác nhau ở điểm nào và cơ chế hoạt động như thế nào? Xin cảm ơn (Tấn Hưng) Xây dựng kính thiên văn lớn nhất thế giới ở Chile ...
Xin hỏi hai loại kính trên có phải là một không? Nếu không, chúng khác nhau ở điểm nào và cơ chế hoạt động như thế nào? Xin cảm ơn (Tấn Hưng)
Được đặt tại Nga, với gần 900 tấm kim loại xếp thành hình tròn có đường kính 576 m, RATAN-600 là kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới có thể theo dõi Mặt Trời và tìm kiếm sự sống trong vũ trụ. Ảnh: Live Journal |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Tất cả các loại kính dùng để nhìn khoảng cách xa đều được gọi chung là kính viễn vọng, các thánh hiểu chưa ạ. Trong phân loại kính viễn vọng, thì tùy theo khoảng cách quan sát được sẽ có các loại khác nhau, ngắn nhất thì gọi là ống nhòm, còn xa nhất sẽ được gọi là kính thiên văn. Còn muốn phân loại tiếp, thì ống nhòm có thể chia tiếp thành ống nhòm thường, ống nhòm hồng ngoại, ...; hay kinh thiên văn cũng có thế phân loại thành kính thiên văn gia đình (loại nhỏ dài hơn 1m để ngắm trăng), kính thiên văn quang học (siêu thấu kinh có mức phóng đại to) hay cũng có cả kính thiên văn vô tuyến (căn cứ vào các loại sóng để quan sát). - (Op)
tôi có thể trả lời cho bạn như thế này, kinh viễn vọng là kính quang học, kính dựa vào nguyên tắc khuếch đại đối tượng quan sát lớn lên dựa vào việc bố trí các thấu kính ở trong kính, nên kính này dù có hiện đại và lớn đến bao nhiêu củng vẫn bị hạn chế bởi thời tiết hay , khí quyển và rất nhiều hiện tượng khác . còn kính thiên văn, và nhất là kính thiên văn vô tuyến , mới là kính chính để nghiên cứu vũ trụ, không gian, vì hoạt động của nó dựa vào việc hấp thu ,phân tích các dữ liệu các sóng ,tia gởi đến để phân tích và quan sát hoạt động của các thiên thể ở rất xa. nó không hoặc hầu như ít bị ảnh hưởng các yếu khác như đã nói ở trên làm sai lệch khi nghiên cứu vũ trụ - (Hưng Lý)
Kính viễn vọng chính là kính thiên văn, có nhiều loại, mục đích là phát hiện các vật thể ở xa và có cường độ ánh sáng yếu. Vì giới hạn ở hiểu biết nên tôi xin trình bày 2 loại nguyên lý cấu tạo phổ biến mà tôi biết: kính khúc xạ (refracting telescope) và kính phản xạ (reflecting telescope).
1. Kính khúc xạ (reflector): là loại đầu tiên được dùng, bắt đầu từ Galileo. Galileo ứng dụng các kính viễn vọng quân sự, thời đó dùng để quan sát phát hiện kẻ thù trên biển. Kính gồm 2 thấu kính nhằm thu nhận ánh sáng và tạo ảnh rõ nét tới mắt người quan sát, đồng thời phóng đại hình ảnh của vật. Muốn quan sát những vật ở xa và cường độ yếu thì các thấu kính càng phải lớn, đồng thời khoảng cách giữa vật kính và thị kính cũng phải lớn lên. Những kính viễn vọng lớn có thể có đường kính cả mét, dài vài chục mét. Thời xưa, những kính này bất tiện ở chỗ nặng nề nên khó điều khiển thay đổi hướng. Ngoài ra, thấu kính quá lớn còn gây biến dạng hình ảnh, và hiện tượng tán sắc. Vì thế ngày nay, các kính thiên văn lớn thường không phải là loại này.
Kính thiên văn nghiệp dư loại xoàng hiện nay có tính năng mạnh hơn kính thiên văn đầu tiên do Galileo tạo ra.
2. Kính phản xạ (reflector): như đã nói, kính thiên văn nhằm quan sát các vật ở xa, cường độ ánh sáng yếu. Kính khúc xạ muốn quan sát rõ thì phải có kích thước lớn, nhưng lại có nhược điểm là tán sắc. Vì thế, để gom được nhiều ánh sáng và tránh được tán sắc của thấu kính, người ta sử dụng các gương cầu lõm. Các kính hiển vi lớn ngày nay dựa trên nguyên tắc này, đó là các gương cầu cực lớn, kích thước có thể tới 10 m đường kính hoặc hơn thế nữa.
Để tránh bụi bặm, mây,... người ta thường đặt kính trên các đỉnh núi cao. Muốn tránh hoàn toàn nhiễu loạn của khí quyển thì đưa kính lên không gian, chẳng hạn như kính Hubble.
Ngày xưa, ánh sáng được lưu lại trên các tấm phim ảnh, cũng giống như máy chụp ảnh bằng phim. Đôi khi, người ta phải cho phim phơi sáng cả đêm để phát hiện ra các vật thể ánh sáng yếu. Ngày nay thì sử dụng sensor giống như các camera.
Trên đây là nguyên lý cấu tạo. Còn dựa vào đặc thù của ánh sáng thì có nhiều lắm, như sóng radio, ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tử ngoại, gamma, tia X... tôi chưa có hiểu biết đầy đủ. Chỉ biết là ánh sáng hồng ngoại có ưu điểm là không bị cản trở bởi bui vũ trụ như ánh sáng nhìn thấy. - (Tuanisation)
Kính viễn vọng là kính bắt buộc phải có kính, còn kính thiên văn là kính không bắt buộc phải có kính :) - (Anh Van)
"Viễn vọng" là nhìn xa. Kính viễn vọng là cách dùng để chỉ các kính thiên văn truyền thống trước đây, cấu tạo bằng các thấu kính thủy tinh.
Kính thiên văn thì năng lực khủng khiếp hơn và gồm nhiều loại, phân loại dựa trên dải phổ quan sát và một số tiêu chí khác ( vd cấu tạo ). ( Loại nhìn trong dải ánh sáng thấy được, loại nhìn dải hồng ngoại, loại nhìn tia x, tia gamma, loại nhìn trong dải sóng radio .... ) - (Quán)
Kính thiên văn là một loại kính viễn vọng dùng để quan sát những vật thể, hiện tượng thuộc thiên văn học. Thường thì kính thiên văn có nhiều loại hoạt động ở các phổ tần số khác nhau ( quang học, vô tuyến...). Còn loại kính viễn vọng quan sát trên mặt đất chỉ có loại quang học. - (mr bt)
kính thien van hay kinh viễn võng đều đê nhin ca nhe cac chú. - (Lưu đức hiền.)
Kính nhìn vật dưới mặt đất thì gọi là kính viễn vọng. Kính nhìn lên trời thì gọi là kính thiên văn. Ngắm trăng, sao hỏa hay sao kim bạn dùng ống nhòm cũng tốt lắm đấy. Kính thiên văn dành cho dân nghiệp dư nhiều cái rẻ tiền độ phóng đại còn kém hơn mấy cái kính viễn vọng đặt trên các đài quan sát quang cảnh. - (thanh)
Cùng thắc mắc. - (Ong bắp cày)
hai kính đó cấu tạo tương tự nhau nhưng mục đích sử dụng khác nhau. quan sát trên mặt đất, biển thì gọi là kính viễn vọng, dùng quan sát bầu trời thì gọi là kính thiên văn. - (Văn Tài)
Kính Viễn vọng là kính phóng to hình ảnh của các đối tượng quan sát, dùng để quan sát các đối tượng 'phát sáng" ở khoảng cách xa mà mắt thường không nhìn rõ. Kính Thiên văn là một loại "kính" đặc biệt của Kính Viễn vọng, chuyên dùng để quan sát các đối tượng quan sát trong vũ trụ bao la. Ngày nay, nhờ khoa học phát triển, người ta chế tạo ra các loại Kính Thiên văn điện tử, không những có thể quan sát được các đối tượng phát sáng trong vũ trụ, mà còn phát hiện được các loại đối tượng đặc biệt khác trong vũ trụ bao la. - (tuankiet610)
Bạn dùng kính thiên văn để quan sát những thứ viễn vọng kính thường quan sát và ngược lại dùng viễn vọng kính quan sát những thứ kính thiên văn thường quan sát, khi đó bạn phân biệt được chúng. - (Same)
kính thiên văn là một loại kính viễn vọng, chủ yếu để quan sát thiên văn (vì ở rất xa), chỉ có vậy thôi - (Nguyen The Hoan)
Muốn hiểu thế nào cũng được. - (HDD)
bạn ơi sai rồi kính viễn vọng là kính thiên văn nhưng viễn vọng ở dưới mặt đất còn thiên văn ở trên vũ trụ cơ,còn mua kính viễn vọng thì phải loại đắt và uy tín cơ nếu mua ống nhòm thì mua loại 7x 50 - (tuyet)
Các thánh có hiểu ngta hỏi gì ko? Ý ngta đang hỏi là kính quang học đó. Trả lời tào lao còn cãi nhau nữa - (đồng nai)
Kính lúp thì kiểu gì nhỉ? - (trần sơn)
cho mình hỏi kính thiên văn thu sóng điện từ do thiên hà phát ra bằng cách nào ạ ? - (11111999do)