Phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong "Rừng xà nu" bài số 5
Mảnh đất Tây Nguyên hiện lên với những tiếng đàn Tơ rưng vang vang và những cánh chim Chơ rao chao liệng dưới bầu trời. Một lần nữa Tây Nguyên lại hiện ra với hình ảnh của rừng xà nu và những con người làng Xô Man qua tác phẩm rừng xà nu của nguyễn Trung Thành. Trong truyện, các nhân ...
Mảnh đất Tây Nguyên hiện lên với những tiếng đàn Tơ rưng vang vang và những cánh chim Chơ rao chao liệng dưới bầu trời. Một lần nữa Tây Nguyên lại hiện ra với hình ảnh của rừng xà nu và những con người làng Xô Man qua tác phẩm rừng xà nu của nguyễn Trung Thành. Trong truyện, các nhân vật đều hiện với những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Trước hết là nhân vật cụ Mết. Cụ Mết là một già làng của Xô Man, cụ là cây cổ thụ to lớn chống đỡ cả làng, kêu gọi dân làng đứng dậy đúng thời điểm. Mặc dù tuổi đã xế chiều nhưng sức khỏe của cụ Mết vẫn rất tốt. Lưng cụ vẫn to, ngực cụ vẫn chắc. Đặc biệt, đối với những người tài giỏi cụ chưa bao giờ khen là giỏi hay xuất sắc tuyệt vời. Người nào giỏi lắm thì cụ chỉ khen là tốt và được thôi. Không những thế cụ còn là người truyền lại những truyền thống quý báu của dân tộc và nêu gương những vị anh hùng để dạy dỗ những thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước và lòng căm thù giặc. Trong đêm Tnú trở về làng, cụ đã mời tất cả các dân làng quây quần lại để kể về cuộc đời đau thương của Tnú và cách Tnú vượt qua đau thương ấy để trở thành một người cán bộ tài giỏi như thế nào. Cụ còn dặn dò mọi người phải kể lại cho con cháu của mình nghe để đặng học tập. Trong đêm Tnú bị đốt tay, mẹ con Mai bị giết chết chính cụ Mết đã nêu cao chân lý “Bọn chúng dùng bạo lực thì chúng ta phải dùng giáo mác”. Đây là chân lý dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng. Nó là con đường tất yếu để dành thắng lợi.
Thứ hai là nhân vật Tnú, có thể nói Tnú là nhân vật chính trong truyện. Qua thiên truyện cuộc đời của người anh hùng Tnú được kể lại khá chi tiết và cụ thể. Tnú có số phận vô cùng đau thương. Anh là trẻ mồ côi được dân làng Xô Man nhận nuôi từ bé, lớn lên anh nhận đưa cơm cho cán bộ Quyết cùng với Mai. Sau này lớn lên trở thành cán bộ cách mạng thì giặc giết chết Mai và con của hai người, Tnú cũng bị đốt cụt mười ngón tay. Đau thương là thế nhưng Tnú lại được giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Và ngay từ bé Tnú đã mang trong mình dòng máu anh hùng, gan góc hơn người. Tuy còn rất nhỏ nhưng Tnú đã nhận đi liên lạc, anh không đi được thẳng mà đi đường vòng, đường tắt, xé rừng mà đi, suối sâu mà lội. Có những lần bị giặc bắt, cậu vội vàng nuốt ngay lá thư vào bụng và trả lời rõ ràng từng chữ với giặc “Cộng sản ở đây này”. Tnú học chữ thua Mai, cậu căm ghét bản thân mà tự lấy đá đập vào đầu mình. Sau khi lớn lên, chứng kiến cảnh vợ con mình bị giết chết, anh lao ra cứu nhưng không được, trái lại còn bị giặc đốt cụt mười ngón tay. Thế nhưng, vượt qua nỗi đau để chiến đấu, Tnú đã dùng mười ngón tay cụt ấy bắn chết tên Dục đã giết chết vợ con mình.
Thứ ba là nhân vật Dít. Cô là em gái của Mai, khi Mai chết Dít vẫn còn là một cô bé nhưng sau đó Dít trở thành một cô chính trị viên. Trước đó Dít cũng nhân công việc liên lạc như chị gái mình và cũng đã nhiều lần bị giắc bắt và hăm dọa. Ban đầu cô gái ấy sợ sệt trước làn súng đạn bủa vây mình nhưng về sau, cô nhìn thẳng vào mặt bọn giặc với ánh mắt căm hận. Khi Tnú trở về làng, Dít rất vui mừng nhưng không quên kiểm tra giấy phép anh. Có thể nói Dít chính là thế hệ nối tiếp Mai tiếp tục làm cách mạng
Bé Heng cũng là một nhân vật đáng chú ý, bé Heng chính là bản sao của Tnú, mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng đã thông thạo đường rừng nước bước. Ngày Tnú về làng, bé Heng gọi Tnú là đồng chí xưng là tôi và dẫn dắt Tnú đi qua biết bao nhiêu con đường với biết bao nhiêu cạm bẫy. Bé Heng nhanh nhẹn, gan góc anh hùng giống như Tnú ngày xưa vậy. Trong tương lai không xa, bé Heng lại trở thành một Tnú thứ hai, một cán bộ cách mạng tài giỏi.
Các nhân vật đại diện cho từng thế hệ con người Tây Nguyên, họ tuy độ tuổi khác nhau nhưng đều có chung một lòng yêu nước và căm thù giặc. Không những thế, họ đều là những người anh hùng của Tây Nguyên mang những phẩm chất và tính cách gan góc của người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công các nhân vật của mình và truyền tải tới người đọc nội dung của thiên truyện.