25/04/2018, 14:13

Ôn tập về văn bản thuyết minh, I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm...

Nghị Luận Xã Hội Lớp 8 – Ôn tập về văn bản thuyết minh. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con ...

Nghị Luận Xã Hội Lớp 8 – Ôn tập về văn bản thuyết minh. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.

3. Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh  bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng… và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.

4. Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Hãy nêu cách tìm ý, sau đó lập dàn ý cho mỗi đề bài. Về cơ bản, việc tìm ý và lập dàn ý cho mỗi bài thuyết minh đều phải theo các bước:

– Tìm hiểu về đối tượng (trực tiếp hoặc gián tiếp).

– Lập ý (phân tích các đặc điểm của đối tượng theo từng phương diện).

– Lập dàn ý: sắp xếp các ý tìm được, bổ sung chi tiết để thành một dàn bài hoàn chỉnh.

Chẳng hạn, đối tượng thuyết minh là một chiếc bút bi. Có thể tìm hiểu về đối tượng theo các câu hỏi : Bút bi là loại bút như thế nào ? Bút bi gồm các bộ phận nào ? Các bộ phận được cấu tạo, sắp xếp ra sao ? Muốn viết bút bi thì làm gì? Viết xong thì phải làm gì ? Làm thế nào để bảo quản và sử dụng tốt bút bi ?… Trả lời các câu hỏi đó, em đã có các ý cho bài thuyết minh bút bi. Cũng có thể đọc thêm giới thiệu sản phẩm của hãng sản xuất để nắm vững đối tượng. Từ các ý tìm được đó lập một dàn bài cho mình.

Với một bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, người viết có thể tìm ý theo những câu hỏi sau:

– Danh lam thắng cảnh đó ở vùng nào?

– Danh làm thắng cảnh đó có gắn với một di tích lịch sử, văn hoá nào không?

– Danh lam thắng cảnh đó có đặc điểm nào nổi bật?…

Từ những ý tìm được, người viết sẽ triển khai lập dàn bài: điền các ý vừa tìm được vào bố cục chung của bài văn thuyết minh, bổ sung các ý chi tiết.

2. Sau khi lập dàn ý như sách đã yêu cầu, em hãy tập viết các đoạn văn bản về các đối tượng khác nhau. Càng viết nhiều đoạn càng tốt. Em có thể viết theo hai cách khác nhau rồi trao đổi với bạn.

Mariazic1

0 chủ đề

23882 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0