Ôn tập về luận điểm, I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Khái niệm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ...
Văn nghị luận – Ôn tập về luận điểm. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Khái niệm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài. Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống, trong đó có luận điểm chính và các luận ...
Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống, trong đó có luận điểm chính và các luận điểm phụ.
Các luận điểm trong bài vừa liên kết chặt chẽ, lại vừa phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, tập trung làm nổi bật nội dung chính của toàn bài.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong đoạn văn về Nguyễn Trãi, luận điểm “Nguyễn Trãi như một tiên ông trong toà ngọc” là một luận điểm phụ. Tác giả phủ định vai trò ông tiên, nêu ra Nguyễn Trãi là con người Việt Nam chân chính, người anh hùng dân tộc. Từ đó nêu luận điểm chính: “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc”.
2. Các luận điểm được chọn phải giải quyết vấn đề: “Giáo dục là chìa khoá của tương lai”. Trên cơ sở ấy, ta có một hệ thống luận điểm như sau:
– Giáo dục luôn luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
– Giáo dục càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.
– Giáo dục trực tiếp đào tạo những chủ nhân của xã hội tương lai.
– Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỷ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái…đem lại sự công bằng, dân chủ, văn minh…