14/01/2018, 16:46

Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Các dạng bài văn nghị luận

Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Các dạng bài văn nghị luận Ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Các dạng bài văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh có thêm tài liệu để củng cố ...

Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Các dạng bài văn nghị luận

Các dạng bài văn nghị luận

 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh có thêm tài liệu để củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng thi vào lớp 10 môn Văn. Tài liệu cung cấp các đề và nội dung đa dạng, phong phú sẽ giúp các em chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào THPT.

Bộ đề thi vào lớp 10 THPT môn Toán năm học 2016 - 2017

Bộ đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm học 2016 - 2017

Ôn tập vào lớp 10 môn Ngữ văn: Phân tích "Chị em Thúy Kiều" trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

1. Đặc điểm

2. Nội dung

  • Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ...
  • Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi...
  • Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em...
  • Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...
  • Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

3. Hình thức

  • Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ...
  • Dạng dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí...

4. Cách làm bài

a) Mở bài:

  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
  • Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)
  • Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

b) Thân bài:

* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (...).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

  • Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
  • Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
  • Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa  từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (...)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến...):

  • Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề,  mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
  • Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (...)
  • Mở rộng vấn đề

* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động

  • Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, ... (Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
  • Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể (Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? ...)

c) Kết bài:

  • Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
  • Lời nhắn gửi đến mọi người (...)

5. Luyện tập

Đề 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Giải thích:

  • Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
  • Rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
  • Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

2. Phân tích – Chứng minh.

Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay

  • Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.
  • Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành... Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.
  • Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng....

Ý 2:  Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành

  • Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.
  • Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương...
  • Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.
  • Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.

* Dẫn chứng:

  • Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện.
  • Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. (Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)
  • Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên.

3. Đánh giá – mở rộng

  • Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
  • Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập
  • Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở thaành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.

4. Bài học:

* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.

* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.

0