Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 7 tập 1
Giải câu hỏi trang 140, 141 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Câu danh ngôn nào có sử dụng điệp ngữ của Lê-nin nói về học tập. ...
Giải câu hỏi trang 140, 141 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Câu danh ngôn nào có sử dụng điệp ngữ của Lê-nin nói về học tập.
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 193, SGK.
2. Bài tập 2, trang 193, SGK.
3. Bài tập 3, trang 193, SGK.
4. Bài tập 4, trang 193, SGK.
5. Bài tập 5, trang 193, SGK.
6. Bài tập 6, trang 193, SGK.
7. Bài tập 7, trang 194, SGK.
8. Bài tập 8, trang 194, SGK.
9. Bài tập 9, trang 194, SGK.
10. Em hãy cho biết :
a) Câu danh ngôn có sử dụng điệp ngữ của Lê-nin nói về học tập.
b) Câu danh ngôn có sử dụng điệp ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về sự đoàn kết.
11. Câu chuyện vui sau đây được xây dựng dựa vào hiện tượng gì của ngôn ngữ ?
Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở nhà một bà già giàu nhưng keo kiệt. Bữa cơm nào bà cũng chỉ cho thầy ăn sét bát cơm thôi.
Một hôm, trời sấm sét rất dữ. Bà chủ nhà run lập cập, còn thầy đồ thản nhiên như không.
Bà ngạc nhiên hỏi :
- Thầy không sợ sét sao ?
Thầy dồ đáp :
- Tôi không sợ sét của trời, chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét thì tôi cững chết đói mất.
( Theo Lê Trung Hoa - Hồ Lê, Thú chơi chữ)
11. Phân biệt nghĩa của các từ trong mỗi nhóm sau đây :
a) ẩn dật, ẩn nấp
b) bấp bênh, bập bênh, bập bềnh
c) biểu dương, tuyên dương
d) cảm ơn, cảm tạ, đa tạ
e) dễ dãi, dễ dàng
g) thoả thuận, ưng thuận
h) bàng quang, bàng quan
i) hòng, mong
k) rập rình, rập rờn
l) rì rầm, rì rào
Gợi ý làm bài
6. Làm theo mẫu. Gợi ý một số yếu tố khó :
kim : (kim loại) vàng
chi : cành
diệp : lá
xà : rắn
7. Thành ngữ có nghĩa tương ứng có cấu tạo cố định, ngắn gọn hơn cách diễn đạt được in đậm. Bám sát vào nghĩa của cả câu, liên hệ với vốn thành ngữ mà em có để suy ra thành ngữ. Khi tìm được một thành ngữ thay cho những từ ngữ in đậm, có thể tra từ điển để kiêm tra xem thành ngữ đó có nghĩa phù hợp hay không.
11. Tìm từ dùng để chơi chữ trong bài này. Sau đó chọn một trong ba đáp án sau đây :
a) Dựa vào hiện tượng đồng nghĩa.
b) Dựa vào hiện tượng đồng âm.
c) Dựa vào hiện tượng trái nghĩa.
12. Những nhóm từ đã cho hoặc là nhóm từ gần nghĩa hoặc là nhóm từ thường hay dùng lẫn. Có thể tra từ điển để hiểu và phân biệt được nghĩa của các từ trong nhóm.
Ví dụ : ẩn dật: ở ẩn và vui thú với cảnh sống an nhàn.
ẩn nấp : giấu mình ở nơi kín đáo hoặc nơi có vật che chở.
Sachbaitap.com