01/06/2017, 12:02

Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 5 Học Kì 2

ÔN TẬP 2 TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA KÌ 2 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi: Giải ô chữ Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to (SGK/162) a) Hàng ngang là những từ còn thiếu trong các câu sau (SGK/163) b) Ghi lại từ hàng dọc. Gợi ý: Hoạt động thực hành 1. Giải ô chữ: (1) Bầu ơi ...

ÔN TẬP 2 TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA KÌ 2 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Trò chơi: Giải ô chữ Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to (SGK/162) a) Hàng ngang là những từ còn thiếu trong các câu sau (SGK/163) b) Ghi lại từ hàng dọc. Gợi ý: Hoạt động thực hành 1. Giải ô chữ: (1) Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (2) Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng. (3) ...

ÔN TẬP 2 GIỮA KÌ 2

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Trò chơi: Giải ô chữ

Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to (SGK/162)

a) Hàng ngang là những từ còn thiếu trong các câu sau (SGK/163)

b) Ghi lại từ hàng dọc.

Gợi ý:

Hoạt động thực hành

1. Giải ô chữ:

(1) Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(2) Nực cười châu chấu đá xe 

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng.

(3) Cá không ăn muối cá ươn

Con cường cha mẹ trăm đường con hư.

(4) Dù ai nói đông nói tây

Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng.

(5) Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

(6) Núi cao bơi có đất bồi

Núi chê đất thâp núi ngồi ở đâu.

(7) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

(8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

(9) Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

(10) Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.

(11) Thương người như thể thương thân

b) Truyền thống 

 

3. a) Kể tên 3 bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần vừa qua.

b) Nêu dàn ý cua một bài tập đọc nói trên.

- Em chọn một trong ba bài tập đọc để viết thành dàn ý.

- Cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm 3 phần. Em xác định phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn em đã chọn và nêu nội dung cua từng đoạn.

Lưu ý: Bài Tranh làng Hồ là một đoạn trích chỉ có phần thân bài.

Gợi ý:

a) Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.

b) Hội thối cơm thi ở Đồng Vân (Dàn ý)

- Mở bài: Giới thiệu nguồn gốc của hội thi.

- Thân bài: Miêu tả các hoạt động trong hội thi.

+ Hoạt động chuần bị cho việc nấu cơm.

+ Hoạt động nâu cơm.

- Kết bài

+ Chấm thi.

+ Cám nghĩ về cuộc thi. 

 

4. Nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích trong bài tập đọc được kể tên ở hoạt động 3 và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.

M: Trước đền, những khóm hải đường dâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.

Em thích câu văn này vì nó đã gợi ra trước mắt em hình ảnh những bông hoa và đàn bướm rất sinh động, đầy màu sắc.

Gợi ý:

Em thích chi tiết miêu tả phần chuẩn bị cho việc nâu cơm. Phải có sức khỏe dẻo dai, sự khéo léo mới leo lên ngọn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương làm mồi lửa. Hình ảnh các thanh niên leo lên, tụt xuống, lại leo lên thật sinh động và vui nhộn, khiến cuộc thi thêm phần hấp dẫn. 

 

6. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.

Em lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả làm nổi bật ngoại hình của một cụ già, ví dụ: dáng người, làn da, mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, giọng nói.

Gợi ý:

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi. Dáng người tầm thước, hơi gầy nhưng dáng đi vẫn nhanh nhẹn dù tuổi ông đã cao. Ông có làn da nhăn nheo, trổ nhiều đồi mồi cùng mái tóc bạc trắng. Tuy thế, đôi mắt của ông vần còn tinh anh và hiền từ. Đặc biệt, giọng nói rất rõ và sang sảng. Ngoài việc chăm sóc vườn cây. Ông còn hướng dẫn em học tập. Em rất quý ông. 

 

7. Tìm từ ngừ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn sau (SGK/165)

Em đọc kĩ từng câu văn để nắm mối liên hệ về nghĩa giữa các câu rồi tìm từ thích hợp để điền.

(Gợi ý: Ở đoạn c, từ nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại từ nắng ở câu 2).

Gợi ý:

a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió vấn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện. Nhưng xem ra nó đang say bông mật ong hơn là tôi.

(Theo TRẦN THANH ĐỊCH)

b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.

(Theo TRẦN NHẬT THU)

c) (1) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. (2) Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. (3) Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. (4) Chị còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi. (5) Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. (6) Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

(Theo ANH ĐỨC)

0