Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”? Gợi ý: a) Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh: Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một ...
Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”?
Gợi ý:
a) Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước” tức là người ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi” tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm thẳm một chia phôi)
b) Nhưng hồn người Tây Tiến thì vẫn gắn với Tây Tiến mùa xuân ấy. Nhà thơ viết Hồn về sầm Nứa chẳng về xuói, nghĩa là những người lính Tây Tiến đã dành tất cả trái tim mình cho Tây Tiến, gắn với những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến – Một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.