Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939, Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt...
Bài 18. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) – Nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939. Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính… Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế ...
Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế – tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản. Tới mùa hè năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929 Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản. Nạn thất nghiệp và nghèo đói;lan tràn khắp các bang của nước Mĩ. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu vào năm 1933. Các cuộc biểu tình, tuần hành, “đi bộ vì đói” lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph. Ru-dơ-ven – Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế – tài chính. Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.