31/05/2018, 07:55
Nồng ấm chè lam Phủ Quảng
Nơi nào làm chè lam cũng xắt thành miếng như hình miếng cau nhỏ hoặc để thành bánh như bánh dẻo. Chè lam vùng chùa Hương nổi tiếng có màu hơi nâu nâu. Nhưng chè lam Phủ Quảng lại để thành thanh như kẹo lạc, màu vàng ươm, giòn khi ở ngoài nhưng lại tan quện một cách khó tả khi ăn. Chỉ biết đưa ...
Nơi nào làm chè lam cũng xắt thành miếng như hình miếng cau nhỏ hoặc để thành bánh như bánh dẻo. Chè lam vùng chùa Hương nổi tiếng có màu hơi nâu nâu. Nhưng chè lam Phủ Quảng lại để thành thanh như kẹo lạc, màu vàng ươm, giòn khi ở ngoài nhưng lại tan quện một cách khó tả khi ăn. Chỉ biết đưa miếng chè vào miệng, thấy đầu lưỡi hơi nóng nóng, ngọt ngọt, có vị thơm của gừng, rồi mọi thứ hòa quện với nhau mà tan chảy.
Nếp làm kẹo là loại nếp đầu: mười hạt mẩy đều cả mười. Người ta đem ngâm gạo vào nước cho mềm rồi mang đi xay ở cối đá (đất Phủ Quảng đến bây giờ vẫn còn rất nhiều cối đá). Bột xay để lắng bột dưới, nước trong ở trên rồi được mang đi “tắm” vải thô bằng cách để một tấm vải thô trên thúng tro rơm nếp cho đến khi bột ráo. Người ta bẻ bột thành miếng như miếng cau rồi đem phơi nắng cho giòn.
Gạo nếp rang chín đến độ giòn, có mùi thơm dịu. Khi rang gạo nếp phải chú ý lửa, cách đảo tay để tất cả các hạt đều chín, thơm như nhau.
Tương truyền rằng trước đây Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa thì món chè lam Phủ Quảng là lương thực chủ yếu nhân dân nuôi nghĩa quân. Vùng núi Thạch Thành, Vĩnh Lộc là những vùng núi đá nổi tiếng nhất của cả nước. Đây cũng là vùng đất mà con cháu vua Lê, chúa Trịnh sống rất nhiều. Họ rất tự hào về món chè lam Phủ Quảng của xứ mình. Đó không chỉ là món quà quê thật ngon, đó còn là món ăn mang nặng tình nghĩa và ghi dấu ấn lịch sử.