Nội trở của nối P-N
Người ta thường chú ý đến hai loại nội trở của nối P-N Nội trở tĩnh: (Static resistance). Nội trở tĩnh là điện trở nội của nối P-N trong mạch điện một chiều. Người ta định nghĩa điện trở một chiều ở một điểm phân cực là tỉ số V/I ở điểm đó. ...
Người ta thường chú ý đến hai loại nội trở của nối P-N
Nội trở tĩnh: (Static resistance).
Nội trở tĩnh là điện trở nội của nối P-N trong mạch điện một chiều. Người ta định nghĩa điện trở một chiều ở một điểm phân cực là tỉ số V/I ở điểm đó.
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/hxy1527167304.jpg)
Nội trở của nối tại điểm Q là:
Khi nối P-N phân cực thuận càng mạnh, dòng điện I càng lớn trong lúc điện thế V gần như không đổi nên nội trở càng nhỏ.
Nội trở động của nối P-N: (Dynamic Resistance)
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/ftp1527167304.jpg)
Khi V biến thiên một lượng ΔV từ trị số VQ thì I cũng biến thiên một lượng tương ứng ΔI từ trị số IQ. Tỉ số bằng với độ dốc của tiếp tuyến tại điểm Q với đặc tuyến của nối P-N.
Ở nhiệt độ bình thường (250C), VT = 26mV, điện trở động là:
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/pqh1527167304.jpg)
Với dòng điện I khá lớn, =1, điện trở động rd có thể được tính theo công thức:
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/zzf1527167304.jpg)
Ở nhiệt độ bình thường, nếu IQ = 100mA thì rd = 0,26. Trong một nối P-N thực, vì có tiếp trở giữa các mối nối, điện trở giữa hai vùng bán dẫn P và N nên điện trở động thực sự lớn hơn nhiều so với trị số tính được, thông thường khoảng vài chục .
Đây cũng chính là kiểu mẫu của Diode với tín hiệu nhỏ. Người ta cũng định nghĩa điện trở động khi phân cực nghịch
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/asd1527167305.jpg)
Vì độ dốc của tiếp tuyến tại Q khi nối P-N phân cực nghịch rất nhỏ nên điện trở động rr rất lớn, hàng M.