01/06/2017, 11:08

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không cỏ tình thương

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của một nhà văn Nga: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không cỏ tình thương" Bài làm Nóng lạnh là cảm giác muôn thuở của con người. Mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Xích đạo thì nóng như hoả điệm sơn, còn Bắc cực và Nam cực thì lạnh như ướp đá chườm ...

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của một nhà văn Nga: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không cỏ tình thương" Bài làm Nóng lạnh là cảm giác muôn thuở của con người. Mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Xích đạo thì nóng như hoả điệm sơn, còn Bắc cực và Nam cực thì lạnh như ướp đá chườm băng. Đó là những cái lạnh có thể đo đếm được, nhưng cũng có thể phòng chống được đế giữ cho thân xác con người không bị huỷ diệt. Nhưng có những cái lạnh vô hình, không ...

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói của một nhà văn Nga: ""

Bài làm 

Nóng lạnh là cảm giác muôn thuở của con người. Mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Xích đạo thì nóng như hoả điệm sơn, còn Bắc cực và Nam cực thì lạnh như ướp đá chườm băng. Đó là những cái lạnh có thể đo đếm được, nhưng cũng có thể phòng chống được đế giữ cho thân xác con người không bị huỷ diệt.

tình thương

Nhưng có những cái lạnh vô hình, không thế đo đếm được, mà nỗi ám ảnh của nó thì thật đáng sợ. Đó là cái lạnh của sự thiếu vắng tình thương. Tại sao vậy? Tình thương là một trong những thuộc tính thiên phú của con người, là bằng chứng đề phân biệt con người với loài dã thú; vì vậy nếu thiếu vắng nó thì con người sè trở nên ích kĩ và độc ác biết chừng nào?

Em Nguyền Thị Bình bị một cặp vợ chồng hàng phở hành xử như nô lệ giữa lòng Thủ đô Hà Nội hàng chục năm trời. Gã chồng thì dùng kìm dứt từng mảng da thịt trên thân thể em. Mụ vợ thì thẳng tay hắt nước sôi vào mặt em. Hàng xóm láng giềng biết. Chính quyền địa phương biết. Nhưng tất cả đều dửng dưng vô cảm như không hề có chuyện gì xảy ra. Mãi tới khi có một bà già dũng cảm giải thoát em ra khỏi cái địa ngục trần gian ấy thì người ta mới bàng hoàng khi tận mắt nhìn thấy trên cơ thế em là hàng trăm vết thương đang rỉ máu!

Một em bé gái 14 tuổi ở với một gã bố dượng thú vật. Gã dùng vũ lực tàn phá sự trong trắng của đời em, gí dao vào cổ không chế và đe doạ, bỏ đói đế em không còn chút hơi sức nào mà kháng cự. Rất nhiều người biết chuyện đó, nhưng tất cả đều làm ngơ. Phải mãi tới khi có một bác Chi Hội trưởng Chi Hội Cựu chiến binh ớ nơi khác đến thăm đồng đội ở địa phương biết chuyện và tìm cách giải cứu cho em thì em mới được đưa vào trại giáo dưỡng trẻ mồ côi.

Mỗi buổi sáng, lướt qua vài tờ nhật báo, ta có thể thấy đầy rẫy những tin tức về những chuyện đại loại như: nơi này một gã chồng vũ phu hành hạ người vỢ đầu gối tay ấp đến thân tàn ma dại, chỗ kia một gã cha nghiện ngập đánh đập con cái tàn nhẫn, những cảnh ngược đãi người già, trẻ em... đang diễn ra hằng ngày hằng giờ ớ khắp mọi xó xĩnh trên cõi nhân gian đầy máu và nước mắt này. Từ lâu rồi, rất nhiều người yếu tim không dám đọc những tin tức ấy họ bảo nhừng vụ “giết, cướp, hiếp” dễ khiến cho con người trở nên bấn loạn và sợ hãi! Sợ hãi cái gì vậy? Sợ hãi cái bản năng dã thú của những kẻ đã mất hết nhân tính. Sợ hãi sự bất lực của con người trước cái ác. Đối với kẻ thủ ác thì tình thương là một mặt hàng xa xỉ, thế còn đối với nhừng người lương thiện thì sao? Không có tình thương thì sẽ không có dũng khí. Không có dũng khí thì sẽ khiếp nhược và cầu an. cầu an tức là tâm hồn đã nguội lạnh trước bao nỗi thống khố của đồng loại. Sự nguội lạnh này có thế là một trong nhừng nguyên nhân khiến cho cái ác lộng hành mà không bị trừng trị, khiên cho người ta dù đi giữa phố đông mà vẫn cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn.

Như thế đủ thấy, nơi lạnh nhất đâu phải là Bắc cực hay Nam cực? Nơi lạnh nhất chính là nơi thiếu vắng tình thương - nơi mà con người có thể bỏ mặc đồng loại quằn quại giữa nanh vuốt của bầy dã thú đội lốt người.

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những nhà văn chân chính bao giờ cũng là những con người cực kì nhạy cảm, họ được mệnh danh là “cái cần ăng-ten của “tình thương” hoặc “cái hàn thử biểu của trái tim”; vì vậy đối với họ, máu và nước mắt của những người lương thiện thấp cổ bé họng luôn là món nợ nhức nhối trong tâm can, thế cho nên hầu hết các tác phẩm lớn, đều viết về những nỗi bất hạnh của con người đế hi vọng lay động những trái tim đã hoá đá và thức tĩnh những tâm hồn đã giá băng. Người ta đến với văn chương là đế tìm kiếm niềm an ủi từ nhừng ngọn lửa nhân tính ấm áp và đen lượt mình, văn chương sẽ góp phần chiêu tuyết cho mọi lỗi lầm của con người. Xưa nay, văn chương chưa bao giờ trừng trị được cái ác, nhưng chính văn chương lại như một mạch ngầm nhân ái kiên nhẫn giúp cho con người hướng thiện. “Cái đẹp sẽ cải tạo thế giới” (ĐôVxtôi-ép-xki) là theo ý nghĩa cao cả như vậy... Một Giăng Van Giăng khốn khố từng làm rơi lệ không chỉ người Pháp. Một AQ không chỉ dằn vặt người Hoa. Một chị Dậu, một Lão Hạc... không chi làm thổn thức một thời. Và một Chí Phèo bị cả làng Vũ Đại xa lánh, hắt hủi, bị cả đám cường hào ác bá dồn đuối đến cùng đường tuyệt lộ - Vậy mà, kì diệu thay, chỉ cần một chút tình thương hồn nhiên chân thành của Thị Nở thoang thoảng trong bát cháo hành cũng đủ kéo hẳn một gã Chí Phèo quỹ dữ từ địa ngục trở về với ánh sáng chói loà của cõi thiên lương. Hoá ra, tình thương không phải là thứ để ban phát, nó chính là chiếc chìa khoá mầu nhiệm mở cửa mọi tâm hồn, cho dù đó có là một tâm hồn u ám và mê muội như Chí Phèo! Hoặc cái chết của cô bé bán diêm trong một đêm cuối năm giá lạnh đã khiến không ít người nghĩ rằng: giá như cha cô bé không phải là một gã đàn ông thô bạo, nhẫn tâm; giá như những người qua đường không dửng dưng trước một sinh linh bé bỏng và mỗi người chỉ cần bỏ ra vài xu lẻ để mua cho cô bé một bao diêm thì... Vâng, giá như có tình thương phụ tử, giá như có hơi ấm của tình đồng loại thì có lè cô bé đã không bị chết rũ ở xó tường như một con vật hoang! Thân thế cô bé thì đã lạnh ngắt, cứng đờ; nhưng gương mặt cô thì vẫn hừng lên như một thiên thần về với nước Chúa! Đó là một gương mặt vui vẻ, mãn nguyện ư? Không! Đó là gương mặt ngây thơ chưa kịp hiểu gì về những góc khuất tối tăm của cuộc đời và càng không thể hiểu nổi sự độc ác dường như đã trở thành thói quen hành xử của con người! Gương mặt đó hiện ra như một sự kinh ngạc và cũng như hàng loạt câu hỏi đau đớn, vĩnh viễn treo lủng lẳng trước cái gọi là lương tâm của con người: Tại sao cha ta lại không có tình thương với ta? Tại sao đồng loại của ta lại có thế thản nhiên bước qua xác ta đế đến nhà thờ và khua môi múa mép về lòng nhân từ bác ái? Tại sao...

Vâng, nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực hay Nam cực vì với cái lạnh vật lí, con người văn minh có thừa khả năng đề vượt qua hoặc thích nghi với nó bằng các phương tiện vật chất hiện đại. Cái lạnh khủng khiếp nhất chính là thái độ thờ ơ trước cái ác, vì chính nó sẽ huỷ diệt lòng nhân ái của con người - huỷ diệt cái thuộc tính thiên phú cao quí bậc nhất mà chỉ con người mới có và một khi lòng nhân ái đã bị huỷ diệt thì con người sẽ vô tình tự lột hết cân đai áo mũ của mình và trần trụi ra giữa thanh thiên bạch nhật như một loài dã thú, thậm chí còn đáng sợ hơn cả loài dã thú (hổ dữ không ăn thịt con) bởi đó là một sự thờ ơ có ý thức rất ích kỉ và rất hèn hạ. Có một nhà văn Pháp từng nói: “Tôi không muốn chết với tư cách là một người lương thiện, mà muốn được chết trong một xã hội lương thiện”. Cái xã hội lương thiện mà nhà văn ấy hằng mơ ước chính là một xã hội đầy ắp tình thương.

0