Nội dung hoạt đông và vai trò của hoạt động nhập khẩu
Thế giới ngày càng phát triển thì vai trò TMQT trở thành tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Có TMQT nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng mới đáp ứng được nhu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện ...
Thế giới ngày càng phát triển thì vai trò TMQT trở thành tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Có TMQT nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng mới đáp ứng được nhu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Có thể nói, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả.
Cụ thể, vai trò của hoạt động nhập khẩu thể hiện qua một vài điểm sau :
- Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế. Sản xuất trong nước phải học tập, nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để cạnh tranh với hàng nhập.
- Trang bị những thiết bị máy móc hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc để sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Việc giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ ngoại thương bao giờ cũng phức tạp, chứa đầy sự rủi ro so với mua bán trong nước do có sự khác nhau về nhiều mặt. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện các nghiệp vụ sau :
Nghiên cứu thị trường
Vai trò của việc nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu rất quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về thị trường, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho chiến lược marketing. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc thực hiện sơ sài, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất lớn. Trong TMQT, nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu thị trường trong nước và thị trưòng nước ngoài.
Nghiên cứu thị trường trong nước
Trên thị trường luôn có những biến động mà bản thân doanh nghiệp rất khó lượng hoá được. Do vậy cần phải theo sát và am hiểu thị trường thông qua hoạt động nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ thông tin về thị trưòng có ý nghĩa cho việc ra quyết định trong kinh doanh vì đây là thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Thị trường trong nước đang cần mặt hàng gì? Tìm hiểu về mặt hàng, quy cách, mẫu mã, chủng loại,...
- Tình hình tiêu thụ mặt hàng ấy ra sao?
- Đối thủ cạnh tranh trong nước như thế nào?
- Tỷ suất ngoại tệ là bao nhiêu?
Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Mục đích của giai đoạn này là lựa chọn được nguồn hàng nhập khẩu và đối tác giao dịch một cách tốt nhất. Vì đây là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu gặp phải một số khó khăn và không được kĩ lưỡng như thị trường trong nước. Doanh nghiệp cần biết các thông tin về khả năng sản xuất, cung cấp, giá cả và sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó cần am hiểu về chính trị, luật pháp, tập quán kinh doanh,... của nước bạn hàng.
Lập phương án kinh doanh
Dựa vào kết quả thu được của việc nghiên cứu thị trường, các đơn vị kinh doanh nhập khẩu cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể nhằm ứng phó với những dự đoán về diễn biến của quá trình nhập khẩu hàng hoá cũng như mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện được quá trình này.
Nội dung của việc lập phương án kinh doanh bao gồm nhiều công việc, trong đó có các công việc sau:
+ Vấn đề cơ bản đầu tiên là phải xác định được mặt hàng nhập khẩu.
+ Xác định số lượng hàng nhập khẩu.
+ Lựa chọn thị trường, bạn hàng, phương thức giao dịch,...
+ Đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu như chiêu đãi, mời khách, quảng cáo,...
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu.
Ký kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán Quốc tế là sự thoả thuận của những đương sự có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu một khối lượng hàng hóa nhất định cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.
Trong TMQT, hợp đồng được thành lập bằng văn bản, đó là chứng từ cụ thể và cần thiết về sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng sau khi hai bên đã ký kết trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Vì vậy hợp đồng chính là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên khi có tranh chấp, vi phạm hợp đồng. Một hợp đồng mua bán ngoại thương thường có nội dung sau :
- Số hiệu hợp đồng
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
- Tên và địa chỉ của các bên đương sự
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng
- Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng gồm:
- Tên hàng
- Số lượng
- Qui cách, chất lượng
- Giá cả
- Phương thức thanh toán
- Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những điều khoản khác như điều khoản khiếu nại, điều khoản bất khả kháng và các điều khoản khác.
Cụ thể, một hợp đồng nhập khẩu có thể gồm các điều khoản như sau:
Điều 1: Các khái niệm chung (đặc biệt cần với hợp đồng nhập khẩu dây chuyền sản xuất).
Điều 2: Hàng hoá và số lượng.
Điều 3: Giá cả.
Điều 4: Thanh toán.
Điều 5: Giao hàng.
Điều 6: Kiểm tra hàng hoá.
Điều 7: Trọng tài.
Điều 8: Phạt.
Điều 9: Bất khả kháng.
Điều 10: Thực hiện hợp đồng.
Điều 11: Các quy định khác.
Đi kèm với hợp đồng có thể có các bản phụ lục tài liệu kỹ thuật, các bản kê chi tiết... tuỳ thuộc vào từng mặt hàng và yêu cầu của các bên.
Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thưong đã được ký kết, các bên tham gia ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm các bước sau:
Trình tự trên đây cũng chỉ mang tính chất tương đối. Có những công việc tất yếu phải làm, có những công việc có thể làm hay không tuỳ từng hợp đồng và có những công việc thay đổi vị trí cho nhau.
Đánh giá hiệu quả thực hiện
Kết quả kinh doanh nhập khẩu được xác định bằng lợi nhuận đem lại. Lợi nhuận được tính toán trên cơ sở chi phí và doanh thu. Ngoài việc hạch toán lỗ lãi còn phải đánh giá về bạn hàng, về thị trường, về mối quan hệ tiếp theo giữa doanh nghiệp với bạn hàng.
Qua việc đánh giá này để rút ra kinh nghiệm, mặt mạnh phát huy, mặt yếu