23/02/2018, 07:29

Những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích ‘Chị em Thúy Kiều’ và ‘Cảnh ngày xuân’

Đề bài: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân”. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung của từng đoạn MB: – Trong Truyện Kiều, nghệ thuật miêu tả của Nguyễn ...

Đề bài: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân”. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung của từng đoạn

MB:

– Trong Truyện Kiều, nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du là hiện thực và ước lệ.

– Tả các nhân vật phản diện, ông dùng bút pháp tả thực.

– Tả các nhân vật chính diện, ông dùng bút pháp ước lệ.

– Tả cảnh, ông dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình.

– Hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân” thể hiện rất rõ điều đó.

TB:

1. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

+ Nguyễn Du dành tâm huyết và tài năng để tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều. Ông trân trọng gọi họ là “tố nga”, (cách gọi tôn vinh những người con gái xinh đẹp cả về nhan sắc bên ngoài lẫn phẩm giá bên trong: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần / Mỗi người một vẻ, mười phân ven mười. (Mai, tuyết là hình ảnh ước lệ thường thấy trong thơ ca cổ điển. Mười phân vẹn mười: thành ngữ chỉ sự hoàn hảo).

– Sắc đẹp của Thúy Vân: nhìn khái quát thì hơn hẳn người khác ở vẻ quý phái. Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, có nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ta trắng như tuyết, tóc đen như mây. Vẻ đẹp của Thúy Vân hoàn hảo, báo trước cuộc đời bình yên, sung túc.

– Sắc đẹp của Thúy Kiều: Nguyễn Du nhận xét so với Thúy Vân, Kiều đẹp hơn bởi vẻ sắc sảo, mặn mà (So bề tài sắc lại là phần hơn). Đẹp nhất là đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).

– Nguyễn Du dùng những từ ẩn dụ ước lệ có sức gợi tả, gợi cảm đặc biệt để tả Thúy Kiều nhằm khẳng định: Thúy Kiều đẹp nghiêng nước nghiêng thành. (Thành ngữ chỉ những người con gái có nhan sắc tuyệt mĩ, gây ra nhiều sóng gió). Sắc đẹp khiến “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” của Kiều ẩn chứa những tai họa sẽ xảy ra trong tương lai.

2. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

*Tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình: cảnh được tả qua con mắt đầy tâm trạng của Thúy Kiều.

+ Lúc đầu (buổi sáng): cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh thật tươi sáng, đẹp đẽ. (Ngày xuân con én đưa thoi…., Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa). Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mà Nguyễn Du miêu tả có xa có gần, cao và thấp, diện và điểm, tương phản về màu sắc… Tất cả kết hợp hài hòa, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau để làm nổi bật sức sống phơi phới của mùa xuân. Thúy Kiều nhìn khung cảnh bằng đôi mắt háo hức, yêu đời của một cô gái trẻ nên thấy cái gì cũng đẹp cũng vui: “Gần xa nô nức yến anh… Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm.”

+ Lúc sau (buổi chiều): người vãn dần, mặt trời gác núi. Cảnh hoàng hôn gợi buồn trong khi niềm vui đã lắng xuống. Tâm trạng Kiều chợt se buồn nên nhìn cảnh vật mới cảm thấy: “Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. (Nao nao là tính từ tả tâm trạng). Trong cách cảm nhận của Kiều cũng thấp thoáng một dự báo chẳng lành về số phận của nàng.

KB:

– Dù tả thực hay ước lệ thì người và cảnh trong Truyện Kiều đều sinh động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

– Bên cạnh sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật cổ điển thì phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.

0