Những ý kiến bàn luận về một số đổi mới trong chiến lược
Trên đây là một số chuyển biến, đổi mới tích cực trong chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xong vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc đưa ra những đổi mới đó, tôi chỉ xin nêu một số ý kiến, bàn luận đáng chú ý sau: Câu hỏi “ Luật ...
Trên đây là một số chuyển biến, đổi mới tích cực trong chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xong vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc đưa ra những đổi mới đó, tôi chỉ xin nêu một số ý kiến, bàn luận đáng chú ý sau:
Câu hỏi “ Luật đầu tư có mời đón đầu tư” đã được nhiều nhà đầu tư, các chuyên gia đề cập. Trong dịp trao đổi với luật sư Fred Burke, giám đốc điều hành chi nhánh Việt Nam của hãng luật Baker Mekenzie về luật đầu tư mới và triển vọng thu hút FDI của Việt Nam, ông Fred Burke cho biết: có rất nhiều điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành để giải đáp. Chẳng hạn như các doanh nghiệp muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh hoặc tăng vốn đăng ký lại theo luật mới như thế nào. Hay việc bỏ phiếu đối với các quyết định của ban lãnh đạo, tỷ lệ thành viên trong hội đồng liên doanh. Theo ông Fred Burke: Luật Đầu tư mới còn có những bước đi thụt lùi so với luật ĐTNN cũ theo nhiều khía cạnh khác nhau. Ông đưa ra dẫn chứng rõ ràng nhất là luật mới quy định rằng việc thực hiện các dự án phát triển địa ốc đều phải thông qua hình thức liên doanh, và điều nay hầu như khó thực hiện đối với các công ty thuê đất Nhà nước. Trong khi đó luật ĐTNN cũ lại cho phép người nước ngoài tự thực hiện những dự án này.
Mặc dù còn rất nhiều sự quan tâm, băn khoan về luật đầu tư mới chưa được giải đáp kịp thời. Nhưng khi những dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Đầu tư mới vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc. Đại diện cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia cho rằng dự thảo vẫn còn nhiều vướng mắc hết sức cơ bản như một số thủ tục chưa đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, chưa hợp lý và một số khái niệm được sử dụng vẫn
chưa chính xác, chưa tương thích với pháp luật hiện hành. Đồng thời dự thảo cũng chưa lường được hết các tình huống phát sinh.
Và theo ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ, sau khi tiến hành rà soát lại những dự thảo này đã đưa ra 3 vấn đề cần khắc phục:
Thứ nhất
Dự thảo nghị định đã mắc phải rất nhiều “lỗi” khi sử dụng các khái niệm. Trong đó là sự thiếu rõ ràng của hàng loạt khái niệm về loại hình doanh nghiệp như “doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”, “doanh nghiệp thực hiện đầu tư 100% vốn nước ngoài” hay “doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư” trong khi không xác định tiêu chí nào để phân biệt các loại hình doanh nghiệp này…
Thứ hai
Dự thảo nghị định có một số quy định về các thủ tục đầu tư cần phải xem xét lại khi chúng chưa đảm bảo được tính minh bạch, chưa hợp lý, chưa dự liệu được những tình huống có thể phát sinh, các biểu mẫu chưa rõ ràng và thậm chí là có những thủ tục được quy định sai thẩm quyền.
Thứ ba: dự thảo có những quy định thiếu khả thi mặc dù những nội dung này đã được Luật Đầu tư quy định. Ban nghiên cứa của Thủ tướng Chính phủ dẫn ra ví dụ tại Điều 64 trong dự thảo về điều kiện và thẩm tra đối với dự án đầu tư có điều kiện.
Và trong những cố gắng tạo sự thông thoáng, nhanh chóng trong thủ tục cấp phép đầu tư, chúng ta đã chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm đối với những dự án vừa và nhỏ. Sự thay đổi này đã nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và nó đã phát huy tác dụng. Nhưng hiện trạng lại tồn tại những “dự án treo”cũng cần bàn luận thêm. Trước hết, chúng ta có thể khẳng định việc chuyển sang cơ chế hậu là hoàn toàn đúng đắn. Điều đáng nói là chúng ta hậu kiểm chưa hợp lý,
chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ ngay từ khi dự án đi vào triển khai thực hiện. Đòi hỏi chúng ta phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa về tiến độ triển khai dự án. Từ đó chúng ta có thể dần giảm nhẹ hậu quả của một “dự án treo” như việc nhà đầu tư không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về thủ tục, năng lực triển khai dự án trong cơ chế tiền kiểm
Vấn đề bảo đảm cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng được bàn luận. Và nhất là chúng ta đang cố gắng rút ngắn thời gian đàm phán để gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải dần xoá bỏ những ưu đãi theo quy định của tổ chức này. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, chúng ta đấu tranh rất mạnh trong quá trình đàm phán với cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) để có được lộ trình 5 năm cho việc xoá bỏ các trợ cấp bị cấm. Lộ trình cắt giảm là 5 năm nhưng có thể có những điều kiện làm cho các ưu đãi trong thời gian này không còn tính hấp dẫn của nó.
Tuy vậy theo một bài luận trên thời báo kinh tế Việt Nam, mục Đầu tư nước ngoài, cập nhật ngày 5/7/2006 có nêu: “theo ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hiện nay quan tâm nhiều hơn đến môi trường đầu tư chứ không phải là được ưu đãi hay không, ưu đãi bao nhiêu và như thế nào”.
Chi phí kinh doanh thấp được đánh giá là yêu tố quan trọng giúp Việt Nam trở thành một trong hai địa chỉ đầu tư tốt nhất châu Á. Nhưng việc Chính phủ thông qua quyết định tăng mức lương tối thiểu vào tháng 2 năm 2006 đã khiến cho các nhà đầu tư lo ngại. Nhưng theo Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thì dù đã tăng lương nhưng lương trả cho công nhân Việt Nam vẫn thấp nhất khu vực. Tuy mức lương của công nhân Việt Nam là thấp nhất khu vực nhưng việc tăng lương tối thiểu cũng đã làm tăng chi
phí đáng kể. Phải chăng là ở Việt Nam vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý trong các chi phí sản xuất kinh doanh. Theo điều tra của tổ chức JETRO và các doanh nghiệp Nhật Bản thì giá của một số yếu tố sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn ở mức cao và không hợp lý.
Mức phí vận chuyển container ở Việt Nam hiện vẫn cao nhất khu vực. Giá vận chuyển của một container 40 feet từ Trung Quốc tới Nhật Bản năm 2005 chỉ tốn khoảng 630 USD, mức giá này đã giảm 1/3 so với mức trên 900 USD năm 2003. Trong khi, giá vận chuyển từ Việt nam đi Nhật đã tăng tù 1.100 USD năm 2003 đã tăng 1.275 USD năm 2005.
Giá thuê văn phòng ỏ Hà Nội cũng đã được dưa vào nhóm những thành phố đắt nhất châu Á chỉ sau Bắc Kinh, Đại Liên, Thanh Đảo và Sigapore.
Mức cước điện thoại quốc tế của Việt nam vẫn còn rất cao so với mức cước của các nước trong khu vực. Và đay cũng được đánh giá là yếu tố kém cạnh tranh.
Về chính sách thuế, các doanh nghiệp cho rằng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 28% là thấp hơn so với mức thuế trung bình của cả khu vực, tuy nhiên thuế thu nhập cá nhân với mức cao nhất đến 40% lại cao hơn nhiều so với cá nước khác và chỉ thấp hơn Trung Quốc.