Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là chuyện rất bình thường. Nhưng có thể nhiều mẹ vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng dưới đây cùng chuyên gia nhé. Chuyên gia lý giải tại sao trẻ sơ sinh bị đầy bụng Theo các chuyên ...
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là chuyện rất bình thường. Nhưng có thể nhiều mẹ vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của hiện tượng này. Các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng dưới đây cùng chuyên gia nhé.
Chuyên gia lý giải tại sao trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Theo các chuyên gia về sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thì trẻ sơ sinh bị đầy bụng là một trong những hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lí này như đầy hơi. Nhưng thực ra thì tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân chính. Đó là mất cân bằng vi sinh , vi khuẩn đường ruột.
Mất cân bằng vi sinh đường ruột là gì?
- Môi trường vô trùng bên trong bụng mẹ đã giúp trẻ sơ sinh được bao bọc kĩ và không bị gây hại. Sau khi sinh ra thì môi trường nãy sẽ biến mất. Đồng thời hệ vi khuẩn bên trong lòng ruột cũng xuất hiện vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn có hại.
- Các vi khuẩn có lợi sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng và bảo đảm quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Bên canh đó, lợi khuẩn còn có khả năng kiềm chế lại các vi khuẩn gây hại, giúp cho chúng luôn ở thế cân bằng.
Tuy nhiên đó chỉ là sự ổn định khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khỏa mạnh. Còn khi hệ tiêu hóa có vấn đề sẽ dẫn đến sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm vi khuẩn có hại nhiều hơn so với lợi khuẩn. Từ đó khiến các bệnh về đường ruột nhanh chóng xuất hiện, trong đó có tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng.
Nguyên nhân làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Có nhiều nguyên nhân khiến các vi khuẩn có hại lấn át các lợi khuẩn. Dẫn đến nguyên nhân làm bé bị chướng bụng khó tiêu.
- Do hệ tiêu hóa của trẻ khi vừa mới sinh ra rất yếu và chưa hoàn thiện.Vì vậy vào những tháng đầu đời, bất kì tác động nào quá mạnh cũng khiến cho ruột trẻ bị ảnh hưởng.
- Có thể kể đến như các tác động từ thức ăn mà mẹ hấp thu (chua, cay, nóng, lạnh…). Thức ăn sẽ truyền qua đường sữa mẹ. Từ đó làm cho vi khuẩn có hại tăng nhanh.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khác làm mất cân bằng vi sinh đường ruột như
- Ngoài sữa mẹ, bé bắt đầu tiếp thu lượng thức ăn như sữa bình, thức ăn dặm.
- Các loại thức ăn này nếu quá giàu đạm, chất béo, đường…
- Hoặc là do trẻ bị cho ăn dặm quá sớm, ăn quá no, ăn quá nhiều trong một bữ. Sẽ dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa của bé bị “quá tải” không đủ sức tiêu hóa hết. Thức ăn dư trong ruột sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, tạo nên các hơi, khí làm cho bụng bị chướng, phình ra.
- Ngoài ra có thể là khi trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh lí khác.
- Do hệ miễn dịch yếu như viêm phổi, trẻ sơ sinh bị kê, sốt, ban
- Phải điều trị bằng thuốc trong đó có kháng sinh.
- Những loại kháng sinh này có thể phá vỡ sự cân bằng trong ruột. Tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, từ đó lại tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh. Dẫn tới hiện tượng trẻ bị đầy hơi khó tiêu.
Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột không chỉ làm cho trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Mà còn gây ra nhiều chứng bệnh khác. Các mẹ cần chú ý phòng ngừa cũng như có cách xử lí cẩn thận để bảo vệ bé khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp cho bé phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.