Những mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ dưới 6 tuổi
Tại sao trẻ em dưới 6 tuổi cần phải tiêm phòng những mũi tiêm này? Những mũi tiêm phòng này được xây dựng dựa trên khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ. Để trẻ có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì tiêm phòng rất là quan trọng. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thông tin của bộ y tế thì ...
Tại sao trẻ em dưới 6 tuổi cần phải tiêm phòng những mũi tiêm này?
Những mũi tiêm phòng này được xây dựng dựa trên khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ. Để trẻ có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì tiêm phòng rất là quan trọng. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thông tin của bộ y tế thì trước 6 tuổi bé cần phải tiêm những mũi tiêm nào? Bố mẹ cùng chúng tôi tìm hiểu về các mũi tiêm quan trọng cho bé nhé!
- Huyết thanh viêm gan B, mũi tiêm này nên tiêm cho trẻ ngay sau khi sinh trong vòng 24 giờ và tiêm đầy đủ 4 mũi trong vòng 2 năm đầu
- Mũi tiêm phòng viêm gan B mũi 1, giúp cơ thể bé có khả năng chống lại được virus viêm gan B. Đây là một căn bệnh lây truyền qua máu và các dịch tiết bên trong cơ thể.
- Biểu hiện trẻ sau khi tiêm mũi này là thường bị sốt nhẹ, đây là biểu hiện bình thường. Nhưng nếu gặp bất cứ biểu hiện khác thường nào khác thì bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra sớm.
- Tiêm phòng mũi 5in1( 3 mũi trước 6 tháng / 1 mũi nhắc lại khi trẻ 24 tháng)
- Bạch cầu, ho gà, uốn ván,bại liệt, Hib… đều là những bệnh nhiễm trùng và là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ.
- Để phòng bệnh thì bố mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng. Cụ thể, mũi tiêm này được tiêm với 3 liều cơ bản, bắt đầu từ khi bé được 2 tháng tuổi và 2 mũi tiếp theo cách nhau 1 tháng.
- Và cuối cùng để đảm bảo phòng tránh bệnh tốt nhất thì trước 24 tháng tuổi bạn nên tiêm phòng cho bé thêm một lần nữa.
- Tiêm phòng viêm gan A ( 2 mũi, mũi nhắc lại cách nhau 6 tháng)
- Thời gian tiêm phòng mũi tiêm viêm gan A là sau khi bé lớn hơn 12 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại nên cách mũi đầu ít nhất là 6 tháng các mẹ nhé.
- Viêm gan A xuất phát do việc virus xâm nhập vào cơ thể trẻ từ các loại đồ ăn, thức uống không vệ sinh.
- Biểu hiện của bệnh viêm gan A: sốt, mệt mỏi, trẻ lười ăn, vàng da….
-
Tiêm phòng virus Rota (Uống 2-3 lần)
- Đây là vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rota virus, loại vắc xin này uống không tiêm.
- Rota là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng. Việc cho trẻ uống vacxin phòng chống virus Rota rất là quan trọng.
- Thời gian dùng vắc xin cho bé là nên uống cả 2 liều trước 6 tháng tuổi.
- Trường hợp bé uống vacxin xong bị tiêu chảy nhẹ thì bố mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. ( Đây là biểu hiện hết sức bình thường, bé chỉ đi ngoài 1 hôm thôi, hôm sau là bé khỏi ngay bố mẹ nhé)
- Tiêm phòng bệnh cúm ( 3 mũi – mũi 3 tiêm nhắc lại sau 1 năm)
- Cúm là căn bệnh rất hay gặp phải ở trẻ nhỏ. Trẻ phải được tiêm đầy đủ mũi cúm 1,2. Nếu không sức đề kháng của trẻ kém, nên cơ thể hay mệt mỏi và thường ốm vặt
- Với vacxin tiêm phòng cúm này thì bố mẹ nên cho con đi tiêm lúc 6 tháng tuổi trở lên nhé.
- Tiêm đầy đủ 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng. Và mũi tiêm nhắc lại tiếp theo là sau đó 1 năm nhé.
- Tiêm phòng viêm não Nhật Bản B ( 2 mũi cách nhau 7 ngày)
- Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 – 7.
- Viêm não Nhật Bản là căn bệnh đáng lo ngại hàng đầu đối với trẻ nhỏ. Bởi đây là một căn bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính.
- Đối tượng gặp phải đa phần là trẻ em dưới 15 tuổi và nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ từ 2-6 tuổi ((chiếm 75% tổng số trẻ mắc)
- Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh thì tiêm vacxin viêm não Nhật Bản rất là quan trọng. Mũi tiêm này với ba liều cơ bản:
+ Mũi 1: trẻ được hơn 12 tháng tuổi.
+ Mũi 2: tiêm ngay sau mũi thứ nhất 1-2 tuần tùy theo sức khỏe của bé.
+ Mũi 3: tiêm sau mũi thứ 2 một năm.
- Tiêm phòng thủy đậu ( 2 mũi cách nhau 1 năm)
- Thủy đậu do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất
- Thủy đậu là một căn bệnh lành tính nhưng cũng là căn bệnh truyền nhiễm.
- Đặc biệt những biến chứng mà căn bệnh này gây ra rất là nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết…
- Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng. Riêng với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, lịch tiêm được khuyến cáo gồm:
+ Mũi 1: lúc 12 tháng tuổi
+ Mũi 2: lúc 4 – 6 tuổi.
Lưu ý: Trẻ lớn hơn 12 tuổi thì mũi tiêm sau đó cách mũi đầu từ 4-6 tuần.
- Tiêm phòng bệnh thương hàn
Nhắc đến thương hàn thì bạn cũng biết đây là một căn bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính và do vi khuẩn salmonella typhi gây ra rồi đúng không. Một mũi tiêm thương hàn có tác dụng bảo vệ khoảng 3 năm.
Thời gian tiêm phòng bệnh thương hàn tốt nhất là khi bé 24 tháng tuổi. Sau đó 3-5 năm thì bạn cho bé đi tiêm phòng nhắc lại cho đến khi bé 1 tuổi.
- Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ( cho bé gái)
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đáng sợ của chị em phụ nữ. Để bảo vệ trẻ khỏi các loại virus lây truyền qua đường tình dục dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung thì tiêm phòng là cách phòng tránh tốt nhất.
Mũi tiêm này được áp dụng đối với bé gái từ 9-25 tuổi. Vacxin ung thư cổ tử cung cần tiêm 3 liều và thời gian tiêm là phụ thuộc vào từng loại vacxin nên bạn cần tìm hiểu qua ý kiến của bác sĩ nhé.
- Tiêm phòng viêm não mô cầu AC
Viêm não mô cầu là căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: dùng chung cốc uống nước, tiếp xúc nhiều với khói thuốc,… Và biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh.
Mũi tiêm phòng viêm não mô cầu chỉ cần tiêm 1 liều khi trẻ trong độ tuổi 3-5 hoặc cũng có thể tiêm phòng cho người lớn.
Trên đây là 10 mũi tiêm quan trọng giúp phòng tránh bệnh đối với các bé từ sơ sinh. Bố mẹ hãy chú ý để tiêm phòng đúng thời gian cho con nhé!