28/02/2018, 16:20

Những đứa trẻ thoát chết kỳ lạ

Cơ thể trẻ có những thế mạnh đáng kinh ngạc, như uốn cong hay thay đổi theo cách mà người lớn không thể làm được. Chính những lợi thế này đã một số trẻ thoát hiểm ngoạn mục, như một số trường hợp dưới đây. Bám vào càng máy bay suốt 5 tiếng mà vẫn an toàn Một thiếu niên 16 tuổi, người Mỹ gốc ...

Cơ thể trẻ có những thế mạnh đáng kinh ngạc, như uốn cong hay thay đổi theo cách mà người lớn không thể làm được. Chính những lợi thế này đã một số trẻ thoát hiểm ngoạn mục, như một số trường hợp dưới đây.

Bám vào càng máy bay suốt 5 tiếng mà vẫn an toàn

Một thiếu niên 16 tuổi, người Mỹ gốc Somalia, tên là Yahya Abdi đã thoát chết hy hữu sau khi bám vào càng máy bay. Chính xác hơn là bánh máy bay của hãng hàng không Hawaiian Airlines (HA), trong suốt chặng đường 5 giờ bay mà vẫn bình an vô sự.

Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), sự kiện trên diễn ra hồi trung tuần tháng 4/2014, Yahya Abdi đã trốn trong hốc bánh xe máy bay, bay từ San Jose, California đi Kahului. Theo ông Tom Simon, phát ngôn viên FBI, cậu bé này không có giấy tờ tùy thân, đã bỏ nhà từ Santa Clara, California, sau đó trốn trong hốc bánh xe thuộc chuyến bay số 45 của HA, và bị bất tỉnh ở độ cao gần 12.000m. Còn theo HA thì ngay sau khi hạ cánh, các nhân viên sân bay đã phát hiện thấy một người lảng vảng trên đường băng, ngay lập tức HA đã báo cho an ninh sân bay.

ahya Abdi đã trốn trong hốc bánh xe máy bay, bay từ San Jose, California đi Kahului.
Yahya Abdi đã trốn trong hốc bánh xe máy bay, bay từ San Jose, California đi Kahului.

Trước khi trở thành người đi lậu máy bay, Yahya từng bỏ nhà đi bụi, rời nhà mẹ kế hồi tháng 4/2014 vì không thấy hạnh phúc. “Tôi làm điều này bởi muốn tránh xa dì ghẻ, muốn tìm mẹ đẻ của mình sau 8 năm xa cách và muốn đưa bà sang Mỹ sống”, Yahya Abdi khai với FBI.

Mặc dù thoát chết, nhưng người ta vẫn chưa hiểu, bằng cách nào Abdi đã sống được trong môi trường cực đoan như vậy, nhất là trong môi trường nhiệt độ cạn kiệt oxy. Theo báo cáo, Yahya Abdi đã bất tỉnh ngay sau khi máy bay cất cánh, chỉ tỉnh dậy một giờ sau khi máy bay hạ cánh, chính Yahya Abdi cũng thấy ngạc nhiên về bản thân trước khi tỉnh dậy, nhìn thấy cảnh vật mới lạ trên sân bay trước khi bị bắt.

Trong hầu hết các trường hợp, khi một người bị mắc kẹt trong môi trường nhiệt độ đóng băng và ít oxy thì khả năng tử vong rất cao, diễn ra trong vòng vài phút. Rất có thể, Yahya Abdi đã rơi vào trạng thái ngủ đông, cơ thể được làm mát để duy trì hệ thần kinh trung ương không bị tê liệt. Thậm chí, khi nhiệt độ đạt mức -59 đến -620C, sự sống khi bị kẹt trong khoang bánh xe chật hẹp được xem là cực kỳ hiếm gặp.

Yahya Abdi đã bất tỉnh ngay sau khi máy bay cất cánh, chỉ tỉnh dậy một giờ sau khi máy bay hạ cánh.
Yahya Abdi đã bất tỉnh ngay sau khi máy bay cất cánh, chỉ tỉnh dậy một giờ sau khi máy bay hạ cánh.

Chưa hết, cơ thể Abdi còn có khả năng tự xử lý để tránh bị kẹt hoặc rơi khỏi càng máy bay khi cất và hạ cánh, cả hai tình huống này rủi ro rất cao nhưng Abdi đã qua được. Cơ thể Abdi rơi vào trạng thái tự vệ hoàn hảo, điều này thực sự thách thức khoa học hiện đại bởi đến nay vẫn chư có lời giải thích thỏa đáng cho trường hợp nới trên.

Bé gái 11 tuổi sống sót sau 4 ngày lênh đênh trên biển

Gia đình tỉ phú Duperraults, người Mỹ luôn ấp ủ giấc mơ đi du lịch, khi giấc mơ trở thành hiện thực cũng là lúc tại họa ập đến, cướp đi 4 sinh mạng trong gia đình 5 người này, trừ bé gái Terry đã thoát chết một cách kỳ lạ, sau trở thành nhân chứng để tố cáo kẻ giết người man rợ.

Chuyện xảy ra vào đêm 8/11/1961, gia đình Duperraults đang thực hiện một chuyến du lịch từ Florida đến Bahamas trên du thuyền Bluebelle thuê, do thuyền trưởng Julian Harvey cầm lái, đi cùng còn có vợ của Harvey là Mary. Gia đình Duperraults, gồm bác sĩ Arthur Duperrault (42 tuổi), một người giàu ở Wisconsin, cùng vợ là Jean, 38 tuổi và ba con là Brian (14 tuổi), Terry (11 tuổi) và Rene (7 tuổi).

Chuyến du lịch diễn ra suôn sẻ thì tai họa ập đến khi một sự cố kinh hoàng xảy ra trong một đêm mưa bão. Chuyện bắt đầu khi thuyền trưởng Julian Harvey nảy sinh ý định giết vợ vứt xác xuống biển để lấy tiền bảo hiểm, nhưng kế hoạch này đã bị gia đình Duperraults phát giác và ngăn chặn khi người vợ xấu số kêu gào thảm thiết. Sau đó là một cuộc “huyết chiến” diễn ra ngay trong đêm giông bão giữa biển khơi mịt mùng.

Terry 11 tuổi trong khi đang lênh đênh trên biển.
Terry 11 tuổi trong khi đang lênh đênh trên biển.

Trong khi tai họa diễn ra, bé Terry đang say ngủ đã giật mình thức giấc, chứng kiến trọn vẹn cuộc chiến sinh tồn trước hành động man rợ của lái tàu Harvey. Mẹ và anh trai nằm trong vũng máu tại cabin, tất cả đã chết còn bố, em gái và vợ của thuyền trưởng cũng không thấy đâu. Trong khi nước biển tràn vào, gã lái tàu độc ác đã nhìn thấy Terry và yêu cầu cô nắm lấy sợi dây để giữ chiếc thuyền cứu hộ trên tàu, chờ hắn tìm kiếm một vật gì đó. Ngay lập tức Terry đã tìm thấy một chiếc phao nhỏ và trốn thoát.

Trong suốt 4 ngày lênh đênh trên biển không nước uống, không thức ăn, cơ thể bị hạ nhiệt vì thời tiết khốc liệt. Trong khi đó Harvey đã trốn lên chiếc thuyền nhỏ để chạy trốn, và mang theo thi thể cô gái út Rene của gia đình Duberraults để giúp y nói dối với đội cứu hộ rằng tàu gặp nạn vì bão.

Vụ giết người man rợ này không để lại dấu vết trừ Terry, người được tàu chở hàng của Hy Lạp phát hiện khi đang lênh đênh trên biển. Ngay lập tức em được đưa tới bệnh viện ở Miami trong tình trạng mất ý thức, mất nước, bị bỏng nặng và sốt cao. Tin tức về Terry còn sống đã khiến cho Harvey hoảng sợ, và cùng đường y đã tìm cách tự sát trong khách sạn. Năm 12 tuổi, Terry đã đổi tên thành Tere Duperrault Fassbender và gần 50 năm sau mới tiết lộ câu chuyện kinh hoàng của gia đình mình trong cuốn sách tựa đề Alone: Orphaned on the Ocean (Câu chuyện về đứa trẻ mồ côi một mình trên biển), nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác trước lòng tham của con người, cũng như những gì bản thân cô đã trải qua suốt 4 ngày trên biển.

Bé gái 10 tuổi tự giải thoát khỏi hàm cá sấu

Tai nạn hy hữu xảy ra tại hồ Moss Lake ở bang Florida Mỹ hồi đầu tháng 5/2017 mới đây. Bé gái Mary Jane, 10 tuổi trong khi chơi ở công viên này đã bị một con cá sấu đớp vào chân. Thật may mắn, Jane đã tự giải thoát khỏi miệng cá sấu và thoát thân. Theo các nhân viên ở công viên giải trí, Jane đã bị một con cá sấu dài 2,8m tấn công, cắn vào chân trong khi đang chơi tại công viên. Rất nhanh trí, em đã dùng ngón tay chọc vào lỗ mũi con vật khiến nó phải mở miệng và rút chân ra, chạy thoát.

Theo lời cha của cô bé, vết thương của Jane không nghiêm trọng, chỉ khâu 10 mũi ở chân. Sở dĩ Jane thoát nạn là vì trước đó em đã học được kỹ năng này khi tới du lịch tại công viên hoang dã Gatorland. Tại đây, người ta dạy trẻ, nếu bị cá sấu cắn thì nhanh tay chọc vào lỗ mũi, tức thì con vật nó phải nhả miệng để thở.

Con cá sấu đã tấn công Mary Jane.
Hồ Moss
Hồ Moss và con cá sấu đã tấn công Mary Jane.

Được biết, con cá sấu nói trên sau đó đã bị giết, còn khu vực bơi trong công viên này thì bị đóng cửa để đảm bảo an toàn cho con người.

Những bé gái thoát chết hy hữu nhờ băng tuyết cưu mang

Erika Nordby được mệnh danh là “bé gái đóng băng” nhưng không chết. Chuyện xảy ra vào đêm tối trời 23/2/2001 tại Edmonton Alberta (Canada) khi nhiệt độ ngoài trời âm 200C. Bé Leyla Nordby, 13 tháng tuổi, bỗng dưng lặng lẽ rời khỏi giường ngủ dò dẫm đi ra ngoài do khi ngủ gia đình quên không đóng cửa, để lại những dấu chân “tròn trên tuyết”.

Sáng hôm sau, người mẹ phát hiện bé đang nằm co quắp trong băng tuyết, trên mình chỉ mặc mỗi chiếc tã lót mỏng. Ngay lập tức xe cấp cứu được gọi đến, người ta phát hiện thấy Leyla đã chết lâm sàng, cơ thể gần như đông cứng, thân nhiệt hạ xuống 160C, tim ngừng đập khoảng 2 giờ. Miệng bé cứng lại khiến các bác sĩ không thể đưa ống thở vào miệng được.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Stollery, bác sĩ đã dùng một chiếc chăn đặc biệt quấn quanh người rồi thổi khí ấm vào bên trong. Kỳ lạ thay tim Erika Nordby đã đập trở lại, sau đó mở mắt trước khi cất lên tiếng khóc và phục hồi hoàn toàn sau 6 tuần, chỉ để lại một số vết sẹo nhỏ từ ghép da và trên gan bàn chân.

Bé Karlee Kosolofski.
Bé Karlee Kosolofski.

Erika không phải là trường hợp duy nhất ở Canada. Bởi trước đó, vào tháng 2/1994, bé gái Karlee Kosolofski, 2 tuổi đã nằm ngoài trời tới 6 giờ liên tục, khi nhiệt độ xuống tới -220C. Trên mình cô bé chỉ có một chiếc khoác, bên trong là quần áo ngủ, và một đôi ủng. Khi nhân viên cứu hộ tìm được Karlee, một chiếc ủng đã bị mất, thân thể bé lạnh ngắt, nhiệt độ xuống tới 14 độ C.

Karlee đã được ghi danh Sách Kỷ lục Guinness Thế giới cho nội dung người sống sót khi thân nhiệt hạ tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, bác sĩ đã buộc phải cắt bỏ một chân phía không mang ủng và ghép nhiều mẩu da cho bé. Một điều truifng lặp hết sức ngạc nhiên là nhân viên cứu hộ đầu tiên đến hiện trường để cứu Erika cũng chính là người đã cứu Karlee, mặc dù hai sự kiện này diễn ra tại hai tỉnh khác nhau của Canada.

0