16/01/2018, 12:36

Những điều khiến bạn dễ đánh mất thời sinh viên tuyệt vời

Những điều khiến bạn dễ đánh mất thời sinh viên tuyệt vời Những quan niệm sai lầm thời sinh viên Chính sự dễ dãi, lười nhác của bản thân đã khiến không ít người phải hối tiếc vì thời sinh viên trôi qua ...

Những điều khiến bạn dễ đánh mất thời sinh viên tuyệt vời

Chính sự dễ dãi, lười nhác của bản thân đã khiến không ít người phải hối tiếc vì thời sinh viên trôi qua một cách vô cùng lãng phí. Bởi vậy, những bạn sẽ và đang là sinh viên thì: Hãy tò mò về mọi thứ, hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời. Và bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong khi những người khác chỉ ao ước mà thôi.

Kinh nghiệm cho sinh viên mới nhập học

5 điều tân sinh viên nhất thiết phải tránh

Kinh nghiệm giúp sinh viên tìm được nơi thực tập tốt nhất

1. Học lê lết từng ngày và thiếu muối

"Học đại học nhàn lắm" – câu nói mà có thể bạn được nghe từ các đàn anh chị. Đừng tin lời họ.

Trước đây, họ có thể thức đến 2, 3 giờ sáng để ôn thi đại học thì giờ đây họ có thể dành cả đêm chơi điện tử, nhắn tin với người yêu. Họ đọc tiểu thuyết, lướt Facebook, xem phim Hàn. Ai đó hẹn lên Garena để "chiến đấu", họ sẽ không muộn màng 1 phút nào nhưng hẹn đến trường tập kỹ năng thuyết trình, học nhóm thì hãy nhẫn nhịn đợi họ ít nhất là 30 phút.

Những điều thời sinh siên dễ dàng đánh mất nhất

Các bạn không có thời gian cho mình nghỉ ngơi như họ đâu. 4 năm đại học không phải là nhiều để các bạn có thể thu thập đủ kiến thức, học kỹ năng sống, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm của mình. Cho nên đừng dễ dãi với bản thân phút giây nào hết. Nếu bạn vẫn giữ cho mình suy nghĩ đó và ước mình có cuộc sống tốt đẹp, thì có thể bạn sẽ phải chờ "bụt" xuất hiện đấy. Chọn cho mình ý nghĩa cho việc học, cho cuộc sống sinh viên để lao ra ngoài năng động hơn, nhiệt huyết hơn. Và đừng bao giờ coi việc học là nghĩa vụ đối với ba mẹ, hãy coi nó là trách nhiệm với bản thân.

2. Bạn không còn tò mò về mọi thứ

Chém gió như bão nhưng khi giảng viên yêu cầu phát biểu ý kiến thì im bặt, cười lấy lệ. Những lớp học không bao giờ có câu hỏi tạo cho họ thói quen nói nhiều hơn hỏi. Để rồi đọc những tít từ báo lá cải mà không dám hỏi "Nếu những thông tin mình vừa đọc sai thì sao?". Họ sẵn sàng khen ai đó "Bạn giỏi quá" nhưng không dám nói với bản thân "Mình dở quá". Họ chỉ chịu đọc những gì bị ép, còn ngoài ra – không gì cả. Họ nghĩ đại cương hàng hải chán ngắt còn triết học thì mơ hồ quá. Họ thích ngủ hơn là khám phá điều gì đó thú vị và sẵn sàng nhìn thế giới qua lăng kính của người khác. "Hãy tò mò về mọi thứ, hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác, chuẩn bị khi người khác chơi bời. Và bạn sẽ có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước!" – William Arthur Ward.

3. Học vì điểm số và bằng cấp

Những tiết học trôi qua chỉ để họ ghi lại 1 mớ lý thuyết và tips để có điểm thi cao hơn. "Học không phải ngày 1, ngày 2, học là 2-3 ngày cuối" là câu nói quen thuộc của họ. Họ "thức ngày cày đêm" ở những ngày cuối. Các bạn rồi sẽ nghe nhiều người bảo với các bạn rằng: "Học thì học chưa biết sau này ra sao", "Thời này có bằng giỏi ra trường cũng chưa chắc kiếm được việc", "Mình không phải con ông cháu cha, không có ô có dù nên an phận thôi", và những câu đại loại như thế.

Nếu các bạn nghe được như thế hãy xin lỗi người ta và bảo lại rằng: "Em không thể suy nghĩ tầm thường như thế được". Nếu sau này cầm hồ sơ đi phỏng vấn xin việc, có công ty nào từ chối các bạn vì bằng không đẹp. Các bạn nên vui vì ít nhất, các bạn không phải làm việc cho một công ty chỉ đánh giá con người bằng cái bằng. Thử nghĩ xem đối với những công ty như thế, nếu các bạn là nhân viên, nỗ lực, cống hiến của bản thân có được đánh giá công bằng hay không?

Việc khó nhất để đưa bạn tới thành công là bạn phải hiểu rõ bản thân mình ở hiện tại, nghe được tiếng nói bên trong của chính mình. Đó là điều mà khóa học Khám phá bản thân có thể đem đến cho bạn. Qua sự dẫn dắt tận tình của các giảng viên Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, bạn sẽ có một quá trình trải nghiệm giúp bạn  hiểu được đặc điểm tính cách của mình, từ đó sáng rõ về bản thân, tìm thấy lẽ sống, khơi dậy năng lực tiềm ẩn và sức mạnh của chính mình để đạt được thành công.

4. Quen với sự tầm thường

Học kỳ đầu tiên năm thứ nhất bạn có thể rất thất vọng khi nhận điểm kém. Vài kì học nữa, bạn trượt một số môn – có buồn và thất vọng nhưng họ không còn thấy cắn rứt. Dần dần, bạn thấy đó là chuyện thường tình và tìm lí do để đổ lỗi cho thầy cô, cho chế độ giáo dục. Cứ như thế bạn bắt đầu quen với sự tầm thường khủng khiếp nhất: Sống với sự hèn nhát và thiếu nghiêm khắc.

Bước vào cuộc sống sinh viên, ai cũng nghĩ mình sẽ cố gắng, hình dung về con người mới với những thói quen mới. Nhưng chính sự dễ dãi với bản thân làm họ đánh mất rất nhiều thứ. Quen dần với những thói xấu: trễ hẹn, thất hứa, trì hoãn và thu nạp những điều xấu, biến chúng thành những thói quen "ăn ở". Nếu bạn nhận ra điều này, đừng cho phép mình nói "THÔI KỆ" thêm một lần nào nữa. Đừng cho phép bản thân sống dễ dãi, để tương lai của bạn cũng sẽ bị cuốn theo những thứ tầm thường đó...

Những điều thời sinh siên dễ dàng đánh mất nhất

5. Ngại giao tiếp và sống khép kín

Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực và ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình rằng hôm nay mình đã làm được gì để khác với mình hôm qua, khác với những người xung quanh, để nhận được những thứ khác mà người khác mơ ước nhé. Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện im lặng. Tự tin thể hiện những suy nghĩ của mình dù người khác nói này nọ, bạn có thể nghĩ nó chưa hoàn toàn đúng và mình sẽ bị cười. Bạn hãy nhớ: Nếu nói bạn có thể sai, nhưng nếu không nói thì bạn chắc chắn không bao giờ đúng. Đừng vì sợ hãi vô căn cứ mà bỏ lỡ đi những cơ hội đáng giá nhé.

6. Ngại tham gia các câu lạc bộ và những hoạt động tình nguyện

Tham gia các câu lạc bộ, tổ đội tình nguyện hay đi làm thêm - đó là môi trường rất tốt để học hỏi, để trải nghiệm. Đừng để khi chết đuối mới tiếc mình tại sao trước đó không tập bơi, và hãy nhớ "thà đổ mồ hôi trên sàn tập còn hơn đổ máu trên chiến trường".

0