Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào đến các tầng lớp xã hội Việt Nam ?...
Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào đến các tầng lớp xã hội Việt Nam ?. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến ...
Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam trong 4 năm chiến tranh đã tác động mạnh đến tình hình xã hội ở Việt Nam.
Trước hết là nạn bắt lính mà đối tượng chính là nông dân: gần 10 vạn thanh niên đã bị đưa sang chiến trường châu Âu làm lính chiến hay lính thợ.
“…Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này : vị “chúa tỉnh”-mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị “chúa tỉnh”-ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền ông, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay sở…Thoạt tiên chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ…Sau đó chúng mới đòi đến con cái nhà giàu Những ai cứng cổ thì chúng tùm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường : đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Tình hình đó làm cho sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là nạn chiếm đoạt ruộng đất ngày càng gia tăng trong chiến tranh, sưu thuế ngày càng nặng; thiên tai, lụt bão, hạn hán liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.
Giai cấp công nhân đã tăng lên về số lượng. Riêng công nhân mỏ từ 12 000 người năm 1913 lên tới 17 000 người năm 1916. Công nhân cao su tăng lên gấp 5 lần. Ngoài ra, các ngành công thương nghiệp khác của tư bản Pháp cũng thu nhận công nhân đông hơn. Công nhân trong các xí nghiệp, công ti của tư sản Việt Nam cũng tăng lên. Trước chiến tranh, các cơ sở kinh doanh của Bạch Thái Bưởi mới có vài trăm công nhân, trong chiến tranh đã lên tới trên 1 000 người.
Tư sản Việt Nam trong một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp. Bạch Thái Bưởi là một trường hợp tiêu biểu.
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị cũng có bước phát triển rõ rệt về số lượng. Nhưng cho tới cuối chiến tranh, hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản vẫn chưa thực sự hình thành. Giành được vai trò nhất định trong kinh tế, tư sản Việt Nam cũng muốn có địa vị chính trị nhất định. Họ lập cơ quan ngôn luận riêng như các báo Diễn đàn bản xư, Đại Việt….nhằm bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước. Song lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kì này vẫn là công nhân và nông dân.