14/01/2018, 16:09

Những câu hỏi dễ nhất thường gặp trong đề thi Sinh học THPT quốc gia

Những câu hỏi dễ nhất thường gặp trong đề thi Sinh học THPT quốc gia Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh Những câu hỏi dễ nhất thường gặp trong đề thi Sinh học THPT Quốc gia Đề thi thử THPT Quốc gia ...

Những câu hỏi dễ nhất thường gặp trong đề thi Sinh học THPT quốc gia

Những câu hỏi dễ nhất thường gặp trong đề thi Sinh học THPT Quốc gia

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh gồm nhiều câu hỏi từ dễ đến khó nhằm phân loại và đánh giá thí sinh được hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn thử sức những câu hỏi dễ nhất thường gặp trong đề thi Sinh học THPT Quốc gia để không mất điểm ở những phần này nhé.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học tỉnh Thanh Hóa

Hệ thống kiến thức Sinh học dành cho thi Đại học

1. Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào sau đây trong khí quyển?

A) Khí nitơ.
B) Khí heli.
C) Khí neon.
D) Khí cacbon điôxit.

2. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

A) Crômatit.
B) Sợi cơ bản.
C) Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
D) Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).

3. Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?

A) Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
B) Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C) Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
D) Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.

4. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

A) Timin.
B) Uraxin.
C) Xitôzin
D) Ađênin.

5. Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

A) Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B) Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C) Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D) Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.

6. Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?

A) Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt.
B) Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
C) Tạo ra cừu Đôly.
D) Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.

7. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A) Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
B) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổsung và nguyên tắc bán bảo tồn.
C) Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3' → 5'.
D) Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.

8. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở:

A) đại Trung sinh.
B) đại Thái cổ.
C) đại Cổ sinh.
D) đại Tân sinh.

9. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A) Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
B) Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
C) Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
D) Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

10. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?

A) Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.
B) Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
C) Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
D) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.

11. Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
B) Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.
C) Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D) Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.

12. Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:

A) làm phong phú vốn gen của quần thể.
B) làm thay đổi tần sốalen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C) định hướng quá trình tiến hóa.
D) tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

Đáp án bài tập Sinh học

1. D                2. B              3. B                  4. B                 5. C                   6. C

7. C                8. D              9. C                 10. D               11. A                 12. B

0