Những cảm nhận về truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu
Đề: Những cảm nhận về truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu.''Truyện Bến quê ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy ngẫm và mơ ước, những mối quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh...'' BÀI LÀM Truyện Bến quê thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân ...
Đề: Những cảm nhận về truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu.''Truyện Bến quê ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy ngẫm và mơ ước, những mối quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh...''
BÀI LÀM
Truyện Bến quê thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nặng, không có thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ; có lúc anh phải "thu hết tàn lực" mới "lết dần lết dần "ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy "nhưmình vừa bay được một nửa vòng Trái Đất". Ôm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề "phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét".
Truyện Bến quê ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy ngẫm và mơ ước, những mối quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh, qua 4 cảnh: Nhĩ được Liên săn sóc; Nhĩ sai thằng Tuấn đi sang bên kia sông; Nhĩ được các cháu nhỏ (Huệ, Vân, Tam, Hùng...) đến nương nhẹ, lót chăn, kê gối cho anh; ông giáo Khuyến chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ.
Cốt truyện của Bến quê rất bình dị, "bằng phẳng" nhưng lại mang hàm nghĩa triết lí sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân "sắp từgiã cõi dời", Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống, thức tỉnh, khơi dậy ở đồng loại hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.
1. Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều: "Suốt dời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất"; "anh đã từng in gót chân khắp mọi chân tròi xa lạ..."; mới 2 năm trước đây, anh còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể nói, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến những tháng ngày ốm đau nằm trên giường bệnh khi sắp từ giã cõi đời, anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động.
Hoa bằng lăng quê kiểng có gì là đẹp? Lúc mới nở "màu sắc đã nhợt nhạt". Vòm tròi và con sông Hồng, bờ bãi, bến đò... có gì xa lạ đối vói nhiều người trong chúng ta, nhất là đối với Nhĩ, khi nhà anh ở gần dòng sông ấy. Sớm nay, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ: Anh cảm thấy hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, "đâm sắc hcm ". Sông Hồng "màu đỏ nhạt, mặt sông nhưrộng thêm ra ". Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng dưới những tia nắng sóm đầu thu đang phô ra "một thứmàu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thởcủa đất màu mỡ". Và bầu trời, vòm trcã quê nhà "như cao hơn".
Nhìn qua cửa sổ ngôi nhà mình, Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của quê nhà. Tại sao trước đây, anh ít nhìn thấy, cảm thấy? Phải chăng vì cuộc sống bận rộn tất tả ngược xuôi? Hay tại bởi vô tình? Qua đoạn miêu tả thiên nhiên ở phần đầu truyện, Nguyễn Minh Châu muốn nhắc khẽ mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng cảnh vật quê hương xứ sở vì những cái đó là máu thịt, là tâm hồn của môi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu, yêu quý.
2. Bị ốm đau nằm liệt giường đã lâu ngày, được vợ con săn sóc, trong lòng anh nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng, thiết tha. Nghe Liên nói: "Anh cứyên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được", thì Nhĩ "lần đầu tiên để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá". Hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh làm cho Nhĩ cảm động, thoáng ân hận về sự vô tình của mình: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh ".
Chưa bao giờ mà Nhĩ nghe rõ thế, những tiếng bình dị thân thương: tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con..., Liên hãm nước thuốc và tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà, "tiếng bước chân rón rén quen thuộc" của người vợ hiền thảo trên "những bậu gỗ mòn lõm ". Đó là tiếng lòng, tiếng thân thương, không phải lúc nào Nhĩ cũng nghe được, Nhĩ cũng cảm được!
Tuấn là đứa con trai thứ hai của vợ chồng Nhĩ và Liên. Một năm nay vắng nhà, Tuấn đi học xa, tận một thành phố phía Nam và vừa mới trở về đêm qua. Bố ốm nặng, Tuấn về thăm bố, thăm mẹ và thăm nhà? Nằm trên giường bệnh ngắm con, Nhĩ xúc động "thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh ". Nhĩ sai con đi sang bên kia sông "qua đò đặt chân lèn bờ bên kia, đi chơi loanh quanh... một lát rồi về". Với Tuấn thì đó là "cái việc gì lạ thế"mà. bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Đứa con trai chưa hiểu được "cái điều ham muốn cuối cùng" của đời bố, mà Nhĩ muốn nói ra. Nhĩ muốn đứa con trai thân thương thay mặt mình đi dạo bước qua sông, để ngắm nhìn những cảnh vật thân quen, bình dị mà hầu như suốt cuộc đời bố đã lãng quên.
Qua khung cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ dõi theo hình bóng đứa con đội cái mũ cói vành rộng, mặc chiếc áo sơ mi màu trứng sáo, cắp cuốn sách bên nách "đang sà vào một đắm người choi phá cờ thế trên hè phố". Cái say mê của con bây giờ cũng giống như cái say mê của bô' ngày xưa: "Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được". Nhĩ trầm ngâm suy nghĩ, lo lắng vẩn vơ: "Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất một chuyến đò trong ngày". Những trò chơi phá cờ thế, những việc làm vô vị nhạt nhẽo sẽ làm tốn mất bao thời gian, bao tâm trí, bao sức lực... Những trò chơi ấy, việc làm ấy sẽ làm cho tuổi trẻ cùa nhiều người "trễmất chuyến dò trong ngày", sẽ làm chậm bước, làm lỡ nhịp một thời trai trẻ. Bằng kinh nghiệm xương máu của mình, "Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái diều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại I1Ó đã thấy có gì dáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu?". Ý nghĩ ấy mang hàm nghĩa một triết lí nhân sinh sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống. Người xưa có nói: "Thếlộ nan" (Lý Bạch), "người ta đi mãi mà thành đường" {Lô Tấn), v.v... Con đường trong tâm thức của Nhĩ là "vòng vèo", là "chùng chình", vì nhiều người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí, hay nản lòng. Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn, sống thiếu lí tưởng, không có mục tiêu, tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình, và sẽ không bao giờ tìm thấy cái "hấp dẫn "ờ phía trước trên đường đời.
Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp rất đáng yêu, đó là "sựgiàu có lẫn mọi vẻ đẹp", thậm chí cả "những nét tiêu sơ", nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá, mới có thể phát hiện, mới tìm thấy. Và còn phải có một tấm lòng gắn bó yêu thương.
CÓ người do tài trí, thời cơ, vận may mà thành đạt. Có người sớm phát hiện ra sự lạc hướng, lạc đường mà điều chỉnh, mà khắc phục. Có nhiều người, rất nhiểu người đi suốt hành trình cuộc đời mới nhận ra cái vòng vèo, cái chùng chình, sự lạc đường, lạc hướng của mình, nhưng quỹ thời gian đã vung phí, đã gần đất xa trời... Đời người đầy bi kịch, vì thế, một con người như Nhĩ "đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời", mãi đến lúc nằm liệt trên giường bệnh, trong những "điều riêng mới khám phá" anh cảm thấy "như một niềm say mê pha lẩn với nỗi ân hận đau đớn " mà "lời lẽ không bao giờ giải thích hết". Cuộc đời là một ẩn số, đường đời là một bài toán khó, nên "không bao giờ giải thích hết". Thế lộ nan, hành lộ nan là như vậy. Vì thế, phải có trí tuệ, có chí khí, giàu lòng kiên nhẫn, sống có lí tưởng đẹp, mới bót được rủi ro, mới tránh được vòng vèo, chùng chình, thất bại.
Những cảm nhận, những suy nghĩ của Nhĩ về Liên thật sâu sắc, đầy ân tình ân nghĩa. Từ một cô gái chân quê "mặc áo nâu chít khăn mỏ quạ "rồi thành "một người đần bà thị thành ". Thế nhưng "tăm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tẩn tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa ". Nhĩ đã trải qua những ngày tháng "bôn tẩu, tìm kiếm", nếm trải bao ngọt bùi, cay đắng, Nhĩ "đã tìm thấy được ncò nương tựa là gia đình", là vợ con mình. Với Nhĩ, gia đình là bên đậu, bến tình thương, bến hạnh phúc.
Cảnh những đứa trẻ (Huệ, Vân, Tam, Hùng) xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi, chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh như trẻ lại "toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc và chơi với". Hạnh phúc đâu phải cái gì cao siêu, mà rất bình dị, rất nho nhỏ, có khi chỉ là một ánh mắt, một nụ cười trẻ thơ, một bàn tay nhỏ bé "chua lòm mùi nước dưa "...
Hình ảnh ông cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khỏe, một lòi an ủi, động viên ân cần: "Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ?". Còn gì cao quý hơn, ấm áp hơn, tình nghĩa hơn? Được sống trong tình yêu thương của đồng loại mới thật hạnh phúc. Và đó là sắc màu ý vị trong cuộc đời mỗi chúng ta, là "bến quê"của. tâm hồn mỗi chúng ta.
Cụ Khuyến hốt hoảng khi phát hiện ra mặt mũi Nhĩ "đỏ rựng một cách khác thường", hai mắt thì "long lanh chứa một mê say đầy đau khổ", và mười đầu ngón tay Nhĩ "đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy",... Đó là "chút sức lực cuối cùng còn sót lại... "của Nhĩ. Nhĩ sắp ra đi. Con đò chở khách trên sông Hồng cập bến, mang ý nghĩa biểu tượng, con đò sẽ đưa Nhĩ tới cõi hư không của một kiếp người...
Bến quê là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lí về con người và cuộc đời. Những năm cuối đời, Nguyễn Minh Châu đã trải qua nhiều tháng ngày đau ốm. Bến quê ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thật chân thành. Bài học vềtình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê hương. Phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, thân thuộc của cuộc sống, của quê hương. Như thế mới thật sự hạnh phúc. Đó là tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châu.