28/02/2018, 14:38

Những bí ẩn được giấu trong các bức tranh nổi tiếng

Đằng sau những lớp sơn, lớp màu tạo nên các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng toàn thế giới là những hình họa mà họa sĩ đang muốn tìm cách giấu đi. 13. Khuôn mặt biến hóa khôn lường trong bức tranh The Old Fisherman Năm 1902, họa sỹ người Hungary, Csontváry Kosztka Tivadar vẽ bức tranh "Ông ...

Đằng sau những lớp sơn, lớp màu tạo nên các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng toàn thế giới là những hình họa mà họa sĩ đang muốn tìm cách giấu đi.

13. Khuôn mặt biến hóa khôn lường trong bức tranh The Old Fisherman

Năm 1902, họa sỹ người Hungary, Csontváry Kosztka Tivadar vẽ bức tranh "Ông lão đánh cá" (The Old Fisherman). Khi nhìn vào bức tranh có vẻ không có gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu ai đó đặt một tấm gương vào giữa bức tranh thì bạn sẽ nhận ra hai khuôn mặt với hai vẻ mặt trái ngược.

Hai khuôn mặt ông lão đánh cá sẽ biến sắc nếu đặt gương phản chiếu về bên phải.
Hai khuôn mặt ông lão đánh cá sẽ biến sắc nếu đặt gương phản chiếu về bên phải.

Đặt gương phản chiếu vẻ mặt bên phải, bản sẽ thấy khuôn mặt của ông lão bỗng biến sắc trở thành một người hung dữ, nhưng khi phản chiếc vẻ mặt bên trái, ông lão bỗng trở nên hiền dịu với đôi tay chắp lại, phía sau là vùng biển hoàn toàn tĩnh lặng.

12. Thực ra bức họa "Ô vuông đen" không hẳn vuông và đen

Chắc chắn nhiều người nhìn vào bức tranh "Ô vuông đen" (Black Square) không thấy gì đặc biệt ngoài một ô vuông có màu đen. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng thực ra đây không hoàn toàn là hình vuông với các cạnh đối của nó không song song với nhau, kể cả các mép đối nhau của khung hình cũng vậy.

Ngoài ra, màu đen cũng không phải là màu đen "nguyên chất" mà là sự pha trộn của nhiều màu sắc khác nhau. Các chuyên gia cũng cho biết điều này hoàn toàn nằm trong chủ ý của tác giả chứ không phải do sai sót khi vẽ, điều này khiến bức tranh ẩn chứa một sự năng động và đầy tinh tế.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng thực ra đây không hoàn toàn là hình vuông
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng thực ra đây không hoàn toàn là hình vuông với các cạnh đối của nó không song song với nhau và màu đen cũng là sự pha tạp của nhiều màu.

11. Sự trả thù của họa sỹ Salvador Dali

Bức họa Figure at a Window (tạm dịch Bóng hình bên cửa sổ) được họa sỹ Dali vẽ vào năm 1925, lúc ông mới chỉ 21 tuổi. Và lúc đó, Dali chưa hề gặp vợ mình, Gala, vì thế mà nguồn cảm hứng của bức tranh đến từ cô chị của họa sỹ, Ana Maria. Thời gian trôi qua, mối quan hệ giữa ông và cô chị trở nên xấu đi và họa sỹ Dali thậm chí đã từng nói: "Đôi khi nhìn vào nó, tôi lại nhổ một bãi nước bọt vào bức họa mới cảm thấy dễ chịu". Điều này khiến Ana Maria rất tức giận.

Bức họa vẽ người chị Ana Maria của họa sỹ Dali.
Bức họa vẽ người chị Ana Maria của họa sỹ Dali.

Năm 1949, Ana Maria đã viết một cuốn sách về Dali với tựa đề: "Salvador Dali, qua con mắt của người chị (Salvador Dali, Seen Through the Eyes of His Sister). Việc này một lần nữa lại làm quan hệ của họ càng thậm tệ hơn.

Cuối cùng, năm 1954, họa sỹ Dali vẽ bức tranh "Young Virgin Autosodomized by her Own Chastity'" với vị trí các phần, mái tóc, khung cảnh và màu sắc của bức họa đều gợi về bức họa "Bóng hình bên cửa sổ" ngày xưa như một phiên bản lỗi đầy sự căm ghét và phỉ báng. Người ta cho rằng, bức tranh thứ hai của Dali chính là sự trả thù đối với những gì cô chị đã viết về ông trong cuốn sách đó.

10. Bức tranh The Wood Sawyers của Jean-Francois Millet

Người ta phát hiện ra bên dưới bức tranh hoàn chỉnh là hình vẽ bức tượng La Republique nổi tiếng ở Pháp.
Người ta phát hiện ra bên dưới bức tranh hoàn chỉnh là hình vẽ bức tượng La Republique nổi tiếng ở Pháp.

Khi sử dụng tia hồng ngoại để chụp bức tranh The Wood Sawyers của Jean-Francois Millet, một chiếc đầu người lờ mờ hiện lên ngay bên trên vai của một trong những người đàn ông đang cưa gỗ trong tranh. Sau khi bức tranh được quét toàn diện và đánh giá một cách kỹ càng, người ta phát hiện ra bên dưới bức tranh hoàn chỉnh là hình vẽ bức tượng La Republique nổi tiếng ở Pháp.

Alfred Sensier, người viết tiểu sử của Millet, khẳng định rằng hình bức tượng vốn được dùng để dự thi nhưng không giành được giải thưởng nào. Vậy nên Millet đã vẽ bức tranh mới đè lên để có thể tiết kiệm tiền.

Ngoài ra người ta cũng tìm thấy vài vết rách, lỗ vá có lẽ là kết quả khi Millet điều chỉnh khung tranh để vẽ bức tranh mới.

9. Bức View of Scheveningen Sands của Hendrick van Anthonissen

Một thực tập sinh đã phát hiện ra bí mật của bức tranh này.
Một thực tập sinh đã phát hiện ra bí mật của bức tranh này.

Bức tranh View of Scheveningen Sands của họa sĩ Hendrick van Anthonissen được hoàn thành vào năm 1641 và được tặng lại cho Bảo tàng Fitzwilliam năm 1873. Bức tranh mô tả một bãi biển yên bình với vài người lang thang trên cát trong một ngày mùa đông. Bức tranh trông khá bình thường.

Thế nhưng khi một thực tập sinh được giao nhiệm vụ tẩy một vết sơn vàng trên tranh, cô đã tình cờ phát hiện ra một bí mật thú vị. Sát với chiếc thuyền buồm lờ mờ phía đường chân trời là hình một con cá voi nằm trên cát. Còn chiếc thuyền buồm lại chính là đuôi của con cá.

Các chuyên gia sau đó cho rằng con cá heo này đã bị che lại vào thế kỷ 18 hoặc 19 vì hình mô tả các con vật chết được cho là phản cảm.

8. Bức Patch of Grass của Vincent van Gogh

Các chuyên gia nghệ thuật nhất trí rằng van Gogh thường vẽ đè lên tranh để tiết kiệm tiền.
Các chuyên gia nghệ thuật nhất trí rằng van Gogh thường vẽ đè lên tranh để tiết kiệm tiền.

Vincent van Gogh, họa sĩ có cuộc đời đầy bi kịch, vẽ kiệt tác Patch of Grass ở Paris vào năm 1887. Thế nhưng các nhà khoa học từ Hà Lan và Bỉ đã thành công bật mí ra một bức chân dung bị che giấu đằng sau kiệt tác này năm 2008 với sự giúp sức của tia X.

Bức Patch of Grass có màu chủ đạo là xanh lá và xanh da trời còn bức chân dung bí ẩn lại có màu đỏ và nâu tả lên chi tiết khuôn mặt của một người phụ nữ nông dân.

Các chuyên gia nghệ thuật nhất trí rằng van Gogh thường vẽ đè lên tranh để tiết kiệm tiền.

7. Bức Young Woman Powdering Herself của George Seurat

Trong bức tranh, một người phụ nữ đang ngồi trang điểm.
Trong bức tranh, một người phụ nữ đang ngồi trang điểm.

Người mẫu cho bức tranh Young Woman Powdering Herself của George Seurat không ai khác chính là người tình của ông.

Trong bức tranh, một người phụ nữ đang ngồi trang điểm. Trên bức tường là một chiếc gương nhỏ phản chiếu lại hình ảnh một lọ hoa đặt trên bàn.

Seurat đã vẽ lọ hoa đó để che đi hình phản chiếu của gương mặt ông.

Trước khi đem tranh đi trưng bày, Seurat có nhờ bạn đánh giá bức tranh và bạn ông, không biết chuyện Seurat ngoại tình, thẳng thắn nhận xét rằng gương mặt trong gương trông quá khôi hài. Vậy nên Seurat quyết định sẽ tiếp tục giữ kín chuyện ngoại tình.

6. Bức Portrait of Don Ramon Satue của Francisco de Goya

Có lẽ Goya đã vẽ đè lên bức tranh cũ vì vẽ một vị tướng của thời vua cũ là quá nguy hiểm khi vua mới đã lên ngôi.
Có lẽ Goya đã vẽ đè lên bức tranh cũ vì vẽ một vị tướng của thời vua cũ là quá nguy hiểm khi vua mới đã lên ngôi.

Chân dung một người đàn ông mặc quân phục được phát hiện bên dưới bức chân dung đã hoàn thành. Bởi vì gương mặt của người đàn ông chưa hoàn thành nên danh tính của người đàn ông này vẫn là một ẩn số.

Bộ quân phục trong tranh cho thấy người này có phẩm cấp rất cao trong dòng hiệp sĩ thành lập bởi Joseph Bonaparte, anh trai của Napoleon Bonaparte và vua của xứ Tây Ban Nha. Tính ra trong lịch sử chỉ có khoảng 15 vị tướng là đủ phẩm cách mặc bộ quân phục này thế nhưng các chuyên gia vẫn không thể giới hạn danh sách lại ngắn hơn.

Joseph Bonaparte có thời gian trị vì từ năm 1808 đến 1813. Sau đời vua Bonaparte, Goya tiếp tục làm hoạ sĩ trong hoàng cung cho vị vua sau. Có lẽ Goya đã vẽ đè lên bức tranh cũ vì vẽ một vị tướng của thời vua cũ là quá nguy hiểm khi vua mới đã lên ngôi.

5. Bức Isabella de' Cosimo I de Medici

Các chuyên gia cho rằng bức tranh đã được chỉnh sửa để trở nên dễ nhìn và dễ bán hơn.
Các chuyên gia cho rằng bức tranh đã được chỉnh sửa để trở nên dễ nhìn và dễ bán hơn.

Sau khi nhiều chuyên gia tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của bức chân dung con gái của công tước xứ Tuscany, một cán bộ bảo quản ở Bảo tàng Carnegie, Pittsburg, đã lôi bức tranh ra kiểm tra kỹ càng bức tranh từ thế kỷ 16 này.

Kết quả là bức tranh là chuẩn thật thế nhưng lại giấu một bí mật kinh người có lẽ là một trong những nỗ lực đầu tiên của con người nhằm "photoshop" chỉnh sửa ảnh tự sướng. Giấu dưới gương mặt trẻ trung, xinh đẹp là một gương mặt thật của con gái ngài công tước: già hơn, nhiều nếp nhăn hơn và tất nhiên là xấu hơn gương mặt đã được chỉnh sửa.

Những chỉnh sửa này được thực hiện từ thế kỷ 19 khiến trong suốt nhiều năm, người ta đã ngộ nhận về sắc đẹp trong tranh. Các chuyên gia cho rằng bức tranh đã được chỉnh sửa để trở nên dễ nhìn và dễ bán hơn.

4. Bức Still Life with Meadow Flowers and Roses của Vincent van Gogh

Mất 10 năm, các nhà nghiên cứu mới đưa ra được kết luận: đây chính là một bức tranh Van Gogh chính hiệu.
Mất 10 năm, các nhà nghiên cứu mới đưa ra được kết luận: đây chính là một bức tranh Van Gogh chính hiệu.

Thật ra kể từ năm 1974, đã có nhiều nghi vấn đặt ra về việc liệu van Gogh có phải là tác giả thật sự của bức tranh này hay không. Các chuyên gia nghiên cứu bố cục, chất liệu thậm chí là cả chỗ ký tên trên tranh để tìm lời giải và kết luận rằng có quá nhiều điểm không giống với các tác phẩm khác của van Gogh. Kể từ đó bức tranh bị gỡ khỏi bộ sưu tập tranh van Gogh.

Mãi cho đến khi người ta phát hiện ra một bức hình khác bên dưới. Đó là một bức tranh mô tả hình hai người đàn ông đang vật lộn với nhau được nhiều chuyên gia nhận định rất có thể là một bức tranh mà van Gogh đã vẽ đè lên để tiết kiệm tiền mua nguyên vật liệu.

Mất đến 10 năm nghiên cứu, cả việc kiểm tra chất màu trong tranh, các chuyên gia mới đi đến kết luận rằng đó là một bức tranh Van Gogh chính hiệu. Van Gogh đã từng nhắc đến bức tranh hai người đàn ông vật nhau trong một bức thư viết năm 1886: "Tuần này, tôi vừa vẽ hai bộ ngực trần ở khổ lớn--hai đô vật". Ông cũng viết thêm rằng ông rất hài lòng với kết quả đạt được.

3. Bức Madame X của John Singer Sargent

Khi vừa ra mắt, bức tranh này nhanh chóng trở thành tiêu điểm của nhiều tranh cãi.
Khi vừa ra mắt, bức tranh này nhanh chóng trở thành tiêu điểm của nhiều tranh cãi.

Khi bức Madame X được triển lãm lần đầu tiên vào năm 1884, nó đã nhanh chóng trở thành tiêu điểm của nhiều tranh cãi. Nhiều nhà bình luận và người xem đã tỏ vẻ không thích bức tranh vì mô tả một người phụ nữ mặc một chiếc váy đen có quai đeo tuột xuống một bên vai là không đứng đắn.

Người mẫu cho bức tranh chính là Madame Pierre Gautreau, một expat đến từ New Orleans. Nhờ nhan sắc bản thân, cô đã tạo nên tên tuổi cho mình trong cộng đồng ở Paris. Cuối cùng, gia đình của Pierre Gautreau thấy quá xấu hổ và yêu cầu gỡ bức tranh khỏi cuộc triển lãm.

Sợ rằng gia đình Gautreau sẽ huỷ bức tranh đi, Sargent quyết định sửa lại để quai váy "đứng đắn" nằm trên vai của người mẫu.

Đầu năm 2016, phiên bản đầu tiên được phát hiện và trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolita.

2. Bức Woman at a Window của Palma Vecchio

Một lần phục hồi tranh đã để lộ ra phiên bản đầu tiên được giấu bên dưới bức tranh.
Một lần phục hồi tranh đã để lộ ra phiên bản đầu tiên được giấu bên dưới bức tranh.

Giống như trường hợp của bức Madame X, bức tranh Woman at a Window cũng đã bị chỉnh sửa nặng nề để bớt khiêu gợi và trở nên đứng đắn hơn cho phù hợp với xã hội thời bấy giờ.

Một lần phục hồi tranh đã để lộ ra phiên bản đầu tiên được giấu bên dưới bức tranh. Trong bức tranh gốc cô gái có mái tóc vàng, đôi mắt xa xăm và bộ ngực nở làm người ta liên tưởng đến một kỹ nữ. Vecchio đã sửa lại màu tóc, đôi mắt, khuôn mặt và che lại bộ ngực, khiến hai bức tranh trông như hai người hoàn toàn khác hẳn nhau.

1. Mona Lisa của Leonardo da Vinci

Mona Lisa có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất trên giới. Nụ cười bí ẩn quyến rũ đã nắm bắt bao con tim trong giới nghệ thuật vậy mà danh tính của người mẫu giúp làm nên bức tranh nổi tiếng đó vẫn mãi là một vấn đề đầy tranh cãi.

Mona Lisa có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất trên giới.
Mona Lisa có lẽ là bức tranh nổi tiếng nhất trên giới.

Nhiều người cho rằng cô gái đó là Lisa del Giocondo (hay Lisa Gherardini), vợ của một thương nhân ở Florentine. Thế nhưng một khám phá gần đây đã làm vỡ mộng không ít người.

Có đến hai bức tranh khác nhau được tìm thấy dưới bức Mona Lisa. Một trong những bức hoạ được cho rằng đã vẽ lại chân dung thực của Lisa. Khoa học gia người Pháp Pascal Cotte cho rằng kết quả tìm thấy dưới bức Mona Lisa có thể hoá giải mọi bí ẩn và thay đổi lại cái nhìn của mọi người về kiệt tác này.

Thế nhưng những nhà sử gia khác lại không đồng ý và cho rằng những bức tranh được tìm thấy bên dưới chỉ có thể chứng tỏ quá trình sáng tạo của da Vinci, cách mà tranh của ông biến đổi và phát triển. Cho đến nay, đại diện của bảo tàng Louvre ở Paris vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.

0